Điều này giúp có thể cảnh báo sớm nhất cho du khách và người dân tắm biển cũng như những người lướt sóng.
Chương trình cảnh báo mới này sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích hàng nghìn hình ảnh do camera trên máy bay ghi lại để xây dựng một thuật toán nhằm phân biệt các mục tiêu trên biển. Chuyên gia lập trình phần mềm Nabin Sharma thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS) cho biết phần mềm này có thể phân biệt các loại sinh vật biển và nhiều đối tượng khác trên biển như cá mập, cá voi, cá heo, người lướt sóng, các loại tàu, thuyền... Theo đó, phần mềm này có thể nhận biết cá mập với độ chính xác lên tới 90%, cao gấp nhiều lần so với mức độ chính xác 16% của mắt người. Do đó, việc cảnh báo cho những người ở dưới biển sẽ nhanh hơn nhiều lần.
Ngoài ra, máy bay không người lái cũng có thể thả các thiết bị cứu hộ xuống cho những người bơi trong trường hợp xảy ra tình huống nguy cấp bất thường.
Hiện tại, Australia chủ yếu dựa vào đội cứu hộ, những người chỉ phân biệt cá mập bằng mắt thường và gặp nhiều hạn chế trong quá trình cứu hộ người đi biển. Ngoài ra, nhiều bãi biển ở Australia có triển khai các lưới ngăn cá mập, song Chính phủ Australia đang yêu cầu loại bỏ phương pháp bảo vệ này do nhiều phương pháp hiện đại hơn đang được áp dụng như các công nghệ định vị bằng âm thanh và tuần tra trên không. Ngoài ra, lưới ngăn cá mập không hiệu quả hơn hơn các biện pháp khác nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động và môi trường sống nhiều sinh vật biển.
Cá mập sinh sống nhiều tại các vùng biển của Australia, song không hay tấn công người. Tuy nhiên, những năm gần đây, số vụ cá mập tấn công người tăng đột biến khi các môn thể thao dưới nước trở nên phổ biến hơn cũng như các ngư trường chuyển gần vào đất liền hơn. Mặc dù vậy, số người thiệt mạng do cá mập tấn công tại Australia cũng chỉ ở mức rất thấp, 47 trường hợp trong vòng 50 năm qua. UTS cũng đang ứng dụng công nghệ mới để nhận biết cá mập ở miền Bắc Australia.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!