Pháo hoa vào đêm Giao Thừa là một trong những món ăn tinh thần phổ biến của người Việt. Để có màu sắc, trong mỗi quả pháo hoa bắn lên trời có chứa một hỗn hợp các kim loại khác nhau và các kim loại này sẽ quyết định xem màu sắc khi nổ là gì.
Khi nghiên cứu hóa lý, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng mỗi một kim loại khi đốt sẽ cho ra một màu sắc khác nhau trên ngọn lửa. Giải thích vấn đề này thì khá phức tạp nhưng một cách đơn giản nhất mà bạn có thể hiểu được là các phân tử kim loại bao gồm có hạt nhân và các điện tích quay xung quanh. Khi được đốt nóng, các điện tích này sẽ chuyển động nhanh hơn và can thiệp tới tần số ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy từ ngọn lửa. Ví dụ :
- Màu đỏ sẽ được tạo ra từ Lithium (Li).
- Màu da cam sẽ được tạo ra từ Calcium (Ca).
- Màu vàng sẽ được tạo ra từ Sodium (Na).
- Màu xanh lá cây sẽ được tạo ra từ Barium (Ba) hay Thiếc (Zn).
- Màu xanh da trời sẽ được tạo ra từ Đồng (Cu) hay Chì (Pb).
- Màu tím sẽ được tạo ra từ Cesium (Cs) hay Rubidium (Rb).
- Màu trắng sẽ được tạo ra từ Magnesium (Mg).
- Màu bạc sẽ được tạo ra từ Nhôm (Al).
- Màu vàng sẽ được tạo ra từ Sắt (Fe).
Thông thường người ta sẽ không đốt các kim loại nguyên chất mà đưa chúng vào pháo hoa dưới dạng các muối khác nhau. Cũng có nhiều kim loại khi đốt có can thiệp tới màu sắc của ngọn lửa nhưng nằm trong dải màu mà chúng ta không nhìn thấy được.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.