Mặc dù đã phổ biến hơn nhưng khái niệm "nhà thông minh" vẫn khiến cho người không ít người e dè khi muốn tiếp cận. Họ đặt ra hàng loạt câu hỏi như: Chi phí như thế nào? Nhà thông minh có thực sự thông minh như cái tên của nó?
Theo thống kê từ Statista, thị trường nhà thông minh Việt Nam tính đến tháng 4 năm nay đã đạt doanh thu khoảng 45 triệu USD và đang xếp thứ 45 trong bảng xếp hạng nhà thông minh toàn cầu.
Chia sẻ về trải nghiệm với nhà thông minh, chị Mai Hồng, người đã có 5 năm ở cùng smarthome cho biết, mọi thứ rất tiện lợi. Chị Mai Hồng cho biết: "Tôi thấy rất tiện lợi. Điện, những thiết bị trong nhà phục vụ theo đúng nhu cầu của mình mà mình không cần thao tác nhiều".
Các doanh nghiệp trong thị trường này cho rằng, với sự phát triển của công nghệ 4.0 đang kéo giảm chi phí lắp đặt smarthome, từ đó, đối tượng khách hàng cũng được mở rộng hơn.
Bên cạnh sự tiện lợi, các doanh nghiệp phát triển smarthome cũng cho rằng, nhà thông minh và người dùng cũng cần thời gian để "hiểu nhau".
Hãng tư vấn quản lý toàn cầu AT dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, doanh thu từ cung cấp kết nối cho thị trường smarthome có thể đạt 115 tỷ USD vào năm 2030.
Những tín hiệu lạc quan đang thúc đẩy các doanh nghiệp Việt đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này, từ tích hợp hệ thống an ninh tự động vào smarthome, hay là sử dụng chính giọng nói của mình để điều khiển mọi thứ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!