D.O.P – “đôi mắt” của đạo diễn trong quá trình làm phim

Điện ảnh - Kết nối đam mê-Thứ bảy, ngày 18/04/2015 14:34 GMT+7

VTV.vn - Khái niệm D.O.P đã xuất hiện nhiều trong các dự án điện ảnh ở Việt Nam. Nhưng vai trò của một D.O.P vẫn chưa được nhiều người thực sự hiểu rõ.

D.O.P (viết tắt của cụm từ dirtector of photography) không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người làm trong lĩnh vực điện ảnh trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, D.O.P mới chỉ được nhắc đến trong vài năm trở lại đây và khái niệm, vai trò của D.O.P lại chưa được nhiều người hiểu một cách chuẩn xác nhất.

NSƯT Lý Thái Dũng là một nhà quay phim và D.O.P của nhiều dự án điện ảnh nổi tiếng ở Việt Nam như Sống cùng lịch sử, Những người viết huyền thoại… Bàn về khái niệm D.O.P, anh nói: “D.O.P có thể gọi là đạo diễn hình ảnh, cũng có thể hiểu là giám đốc hình ảnh. Từ trước tới nay, quay phim chính được chúng ta biết đến với khái niệm rất rõ ràng. Tuy nhiên, khái niệm quay phim chính chưa mang nghĩa bao hàm toàn bộ công việc về hình ảnh trong phim. Vì thế, chúng ta đã dần dần thay đổi cả về nội dung, hình thức công việc để có một D.O.P đảm nhận vai trò quan trọng về hình ảnh trong một bộ phim điện ảnh hay series phim truyền hình”.

NSƯT Lý Thái Dũng - D.O.P của các phim nổi tiếng như Sống cùng lịch, Những người viết huyền thoại.

NSƯT Lý Thái Dũng - D.O.P của các phim nổi tiếng như Sống cùng lịch, Những người viết huyền thoại.

Vì thế, D.O.P là người phải chịu trách nhiệm về hình ảnh của một bộ phim. Họ cũng là người chỉ đạo quay phim thực hiện mọi động tác để tạo nên những khuôn hình đẹp nhất, có chất lượng cao nhất. Nhờ có D.O.P, người quay phim đỡ đi một phần việc phải kiêm nhiệm về ánh sáng, đặt đèn, tỷ lệ hình ảnh như trước đây. D.O.P được ví như là “đôi mắt” của đạo diễn, giúp đạo diễn truyền tải được ý đồ nghệ thuật muốn gửi gắm vào bộ phim thông qua những hình ảnh biểu cảm.

Mặc dù vậy, D.O.P lại chưa có nhiều chuyên ngành đào tạo riêng tại các trường điện ảnh ở nước ta. Trần Hoàng Linh – từng là D.O.P trong dự án phim Chơi vơi, Mùa hè lạnh – chia sẻ: “Ở trường, khi được đào tạo về quay phim, chúng tôi được đào tạo tiếp xúc với máy móc, kỹ thuật. Sau khi đi làm một thời gian, người quay phim lại được đào tạo thêm về mặt tư duy và có thể trở thành một D.O.P. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào quy mô của đoàn làm phim trong một dự án. Trong một đoàn làm phim nhỏ, bạn không có lựa chọn trong việc làm quay phim hay D.O.P. Còn trong một đoàn làm phim chuyên nghiệp, bạn có cơ hội trở thành D.O.P. Thực chất, ở trong các trường điện ảnh, công việc của hai chức danh này được đào tạo song song và bạn phải tự hoàn thiện hai việc này trong quá trình vừa học vừa làm”.

Để hiểu rõ hơn về vai trò của D.O.P trong các dự án điện ảnh Việt Nam, mời quý vị và các bạn theo dõi qua video dưới đây:

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước