Giống như ông cha ta vẫn thường nói, trước khi học cách “kiếm tiền” chúng ta phải học cách “giữ tiền” trước.
Dưới đây là 10 tư duy điển hình mà gần như ai cũng từng mắc phải khiến chúng ta khó lòng kiểm soát “túi tiền” của chính mình.
1. "Tôi có quyền đối xử tử tế với bản thân"
Tất nhiên, ai cũng có quyền làm những điều giúp bản thân hạnh phúc. Nhưng chúng ta cần suy nghĩ kỹ lưỡng, liệu rằng khoản chi tiêu đó thật sự cần thiết hay không? Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu khoản chi tiêu này tạo ra hàng loạt các khoản thanh toán hàng tháng khiến bạn thêm lo lắng rằng tiền lương của bạn sẽ không đủ để chi trả cho chúng.
2. “Đám cưới cả đời mới có một lần, chúng ta có thể vay tiền để làm một đám cưới hoành tráng”
Đối với mỗi người, hôn lễ luôn là một chuyện thiêng liêng và quan trọng trong đời. Nhưng nếu chi trả quá khả năng cho việc này, cuộc sống hôn nhân của chúng ta sẽ bắt đầu với rất nhiều khó khăn. Tài chính luôn là vấn đề gây cãi vã nhiều nhất giữa các cặp vợ chồng, thậm chí là lý do ly hôn của phần lớn các cặp đôi. Vì vậy, đừng để cuộc hôn nhân của bạn bị phá hỏng ngay từ khi nó chưa bắt đầu.
3. "Tôi phải làm việc cả ngày dài để đủ khả năng chi trả cho mọi thứ"
Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn, bởi muốn có tiền đương nhiên chúng ta rất cần phải làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải làm việc 12 giờ một ngày để kiếm tiền. Những gì bạn nên làm là hãy chăm chỉ học hỏi để phát triển bản thân, làm chủ các kỹ năng của bạn.
Vùi đầu vào công việc suốt một ngày dài có thể sẽ khiến bạn kiệt sức, mất tình yêu vào cuộc sống. Nhưng nếu bạn biết cách chuyển đổi giữa công việc và sở thích, bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời vẫn cân bằng được cuộc sống cá nhân. Như vậy bạn sẽ có thời gian rảnh rỗi dành cho cả sở thích và giáo dục, tạo cơ hội tiến lên trên nấc thang sự nghiệp.
4. "Tôi chỉ sống một lần nên tôi có thể tiêu tiền của mình"
Trước khi bạn quyết định tiêu toàn bộ số tiền mình đang có, bạn sẽ lấy lý do này để biện minh. Nhưng cuộc sống luôn có những rủi ro, chúng ta không thể biết điều gì đang chờ đợi mình vào ngày mai và đó là lý do tại sao bạn nên để ra một khoản tiền dự phòng trong nhiều trường hợp.
5. “Đây là một dịp đặc biệt, tôi không thể bỏ qua”
Khi một sự kiện đặc biệt chuẩn bị diễn ra đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần bỏ ra một khoản chi tiêu đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt khoản chi nào thật sự cần thiết để tránh sự phung phí quá mức cho mỗi sự kiện này. Bạn cần phải suy nghĩ trước về tất cả các tình huống có thể xảy ra và lập danh sách khi nào thì chi tiêu hợp lý và khi nào thì không.
6. “Tôi kiếm được số tiền này rất dễ dàng, hãy để tôi tiêu nó một cách dễ dàng”
Cách suy nghĩ này là lý do hầu hết những người được thừa kế số tiền lớn hoặc những người trúng số đều tiêu hết tiền của họ rất nhanh chóng và không biết cách quý trọng đồng tiền.
Hãy nhớ rằng trong tất cả mọi trường hợp, chúng ta đều phải cân nhắc về tính hữu ích của vấn đề trước khi chuẩn bị “vung tay” cho bất kỳ khoản chi tiêu nào.
7. "Nó đang được giảm giá"
Khi bạn thấy mình đang ở trong một cửa hàng trong thời gian giảm giá bạn không nên hòa mình vào cảm giác phấn khích của mọi người. Tốt hơn hết, bạn nên có một danh sách những đồ cần mua và không mua thêm các mặt hàng khác. Ngoài ra, bạn có thể tự hỏi mình: "Liệu tôi có mua thứ này nếu nó không giảm giá hay không?"
8. “Không cần phải suy nghĩ quá nhiều, mặt hàng đắt tiền luôn luôn tốt hơn"
Không ít người trong số chúng ta luôn quan niệm niệm rằng, giá tiền của sản phẩm luôn tỷ lệ thuận với chất lượng của nó. Chính vì vậy, họ sẽ mua hàng dựa trên giá thành mà không cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm. Càng sai lầm hơn khi đa số bọn họ sẽ lựa chọn mua sản phẩm theo cặp hay theo bộ vì nghĩ rằng mua như thế sẽ rẻ hơn.
Cuối cùng, sau một khoảng thời gian mua hàng, họ sẽ nhận ra bản thân không sử dụng hết tất cả những sản phẩm mình mua về. Bởi vậy, khi mua hàng, chúng ta luôn cần một kế hoạch chi tiêu hợp lý, chỉ mua những sản phẩm thật sự cần và nằm trong mức giá cho phép.
9. “Dù gì thì tôi cũng sẽ thanh toán bằng thẻ tín dụng của mình, đó không phải là một số tiền lớn”
Sức mạnh của thẻ tín dụng chính là nó tách biệt niềm vui khi chúng ta nhận được khi mua hàng và cảm giác tiếc nuối khi chia tay số tiền của mình. Bởi vậy, bạn sẽ luôn có cảm giác một khoản giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng dường như không đáng kể. Bạn nên kiểm soát chi tiêu của mình bằng cách chỉ rút một số tiền nhất định cho mỗi tuần và sử dụng tiền mặt khi thanh toán một thứ gì đó.
10. “Tháng trước tôi đã tiết kiệm tốt nên bây giờ tôi có thể chi tiêu nhiều hơn”
Sau khi hoàn thành xuất sắc một mục tiêu nào đó, bạn thường sẽ muốn thưởng cho bản thân một quảng thời gian nghỉ ngơi nhất định, việc tiết kiệm tiền cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, việc thả lỏng bản thân không có nghĩa là bạn có thể tiêu xài phung phí số tiền mà chính bản thân mình cố gắng tích góp được.
Nhớ rằng, lập kế hoạch tài chính là điều bạn cần làm thường xuyên và đều đặn để duy trì túi tiền của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!