5 lầm tưởng tai hại của mẹ về hệ tiêu hóa của con

PV-Thứ tư, ngày 25/03/2020 18:31 GMT+7

VTV.vn - 70% hệ thống miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa, 95% serotonin – hoóc-môn đem lại cảm giác vui vẻ được sản xuất ở ruột, nên hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe.

Hệ tiêu hóa của con sẽ hấp thụ tất cả những dưỡng chất mà mẹ cho

Khá nhiều phụ huynh đều có suy nghĩ này. Mọi thức ăn, sữa, trái cây mà các cha mẹ cho bé ăn đều được hệ tiêu hóa của bé hấp thụ. Chính vì suy nghĩ đó, nhiều cha mẹ đã ép con ăn đủ thứ "ăn nhiều mới tốt", "ăn nhiều mới nhanh lớn" và "ăn nhiều mới khỏe được" (?).

Thực tế, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, công suất làm việc không thể bằng người trưởng thành. Vì thế, mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa đủ để hệ tiêu hóa có thể làm việc tốt nhất. Tránh ép bé ăn nhiều Vì việc ăn quá nhiều, quá no khiến đường ruột làm việc quá sức, dẫn đến không tiêu hoá hết thức ăn. Khi thức ăn dư thừa tồn đọng lại trong ruột gây ra hiện tượng đầy bụng, nôn trớ, tức bụng, khó tiêu, táo bón…

5 lầm tưởng tai hại của mẹ về hệ tiêu hóa của con - Ảnh 1.

Mẹ nên tìm hiểu kĩ chế độ ăn phù hợp với từng độ tuổi của con và quan sát biểu hiện của con trong quá trình ăn để dừng đúng lúc khi bé không muốn ăn nữa. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, củng cố và tăng cường khả năng tiêu hóa của con. Từ đó hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn cho bé.

Mẹ quan tâm đến sự phát triển trí não hơn là hệ tiêu hóa của con

Sự phát triển trí não của trẻ là một vấn đề mà hầu hết cha mẹ nào cũng quan tâm và đầu tư nhiều hơn những vấn đề khác. Bởi não bộ là nơi chịu trách nhiệm tiếp nhận ra chỉ huy, chi phối hoạt động chung của cơ thể. Nhưng ít cha mẹ biết rằng, hệ tiêu hóa mới chính là nền tảng để não bộ phát triển. Mẹ muốn bé thông minh thì phải chuẩn bị và đầu tư cho bé một hệ tiêu hóa mạnh với hệ thần kinh ruột khỏe. Bởi vì hệ thần kinh ruột của bộ máy tiêu hoá được ví như bộ não thứ 2 của trẻ. Não bộ và đường ruột có quan hệ mật thiết, song hành với nhau.

Khi hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ sản xuất nhiều serotonin (hooc môn tạo cảm giác vui vẻ) cho cơ thể. Đây cũng là chất dẫn truyền đặc biệt trong hệ thần kinh, giúp trẻ ăn ngon miệng, xử lý thông tin nhanh. Ngoài ra, hệ tiêu hoá khoẻ thì sẽ giúp các chất dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn chuyển hoá thành các chất có lợi cho não bộ.

5 lầm tưởng tai hại của mẹ về hệ tiêu hóa của con - Ảnh 2.

Khi con bị táo bón, mẹ nghĩ ngay đến men tiêu hóa và thụt tháo

Khi con bị táo bón, điều các mẹ nghĩ đến đầu tiên là làm thế nào để con hết đau, hết khó chịu tức thời bằng cách dùng biện pháp thụt tháo và cho con uống men tiêu hóa. Khi lạm dụng các biện pháp thụt tháo nhiều sẽ khiến bé mất phản xạ đi tiểu và làm tổn thương niêm mạc thành hậu môn. Lâu dần, bé phụ thuộc vào thuốc cũng như các biện pháp thụt tháo.

Chưa kể, các thành phần hóa học có trong thuốc xâm nhập vào đường ruột và gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ và ăn uống của trẻ. Thay vì lạm dụng thuốc và các biện pháp thụt tháo, mẹ nên bổ sung cho bé bào tử lợi khuẩn mỗi ngày và thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ. Bởi chỉ khi trẻ ăn ngon, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt thì bé mới cải thiện tình trạng táo bón, đi ngoài dễ hơn và ổn định hơn.

5 lầm tưởng tai hại của mẹ về hệ tiêu hóa của con - Ảnh 3.

Bào tử lợi khuẩn chỉ giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, không giúp tăng đề kháng

Nhiều cha mẹ chưa hiểu sâu về công dụng và những ảnh hưởng tích cực của việc bổ sung bào tử lợi khuẩn cơ thể nên thường chỉ nghĩ rằng bổ sung bào tử lợi khuẩn chỉ giúp ăn bé ăn ngon, tiêu hóa tốt, còn tăng đề kháng thì không. Thực tế thì bào tử lợi khuẩn có rất nhiều tác dụng tốt và cần thiết cho cơ thể, nhất là tăng đề kháng và kích thích ăn ngon.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp kích thích niêm mạc sản sinh ra các enzyme tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Đồng thời giúp cơ thể tổng hợp các enzyme, vitamin tốt cho tiêu hoá, tăng tiết serotonin và ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Đặc biệt, các lợi khuẩn ở dạng bào tử còn giúp kích thích cơ thể tiết kháng thể IgA, tăng cường đề kháng, chống lại mầm bệnh.

5 lầm tưởng tai hại của mẹ về hệ tiêu hóa của con - Ảnh 4.

Khi con bị tiêu chảy, mẹ lập tức cho con ăn ít đi tránh gây khó tiêu

Khi bé bị tiêu chảy, thay vì cho bé ăn ít đi vì sợ bé khó tiêu, mẹ nên cho bé ăn đủ bữa, dưỡng chất và đặc biệt là uống đủ nước. Bởi khi bị tiêu chảy là khi cơ thể bé thiếu nước, mất nước và khoáng chất. Nếu để lâu không bổ sung bù lượng nước đã mất sẽ dẫn đến rối loạn điện giải cùng nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng này, mẹ cần bỏ ngay thói quen giảm lượng ăn và các chất dinh dưỡng cho bé khi bé bị tiêu chảy. Bổ sung thật nhiều nước và dưỡng chất tốt cho quá trình tiêu hóa của bé, giảm tình trạng tiêu chảy, ăn ngon miệng hơn.

5 lầm tưởng tai hại của mẹ về hệ tiêu hóa của con - Ảnh 5.

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về vấn đề sức khỏe tiêu hóa của trẻ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài Sống khỏe cùng Dr. ANH 1900.8946.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước