Đường ngang trên cổ
Sau mãn kinh, cơ thể phụ nữ thường sản xuất ít estrogen hơn lượng cần để duy trì độ bền của xương. Vì vậy, các nếp nhăn sâu ở cổ sẽ dần dần xuất hiện, trở thành một dấu hiệu cho thấy xương đang ngày càng giòn và kém đặc hơn, từ đó tăng nguy cơ gãy xương lên đáng kể. Bên cạnh đó, những đường ngang này cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần kiểm tra các hoạt động của tuyến giáp để tránh nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan.
Vết loét trên miệng và lưỡi
Những lý do phổ biến nhất cho việc xuất hiện vết loét trên miệng và lưỡi là hút thuốc, dị ứng và viêm nhiễm. Nếu không gặp phải những tình trạng trên mà vẫn bị loét miệng, cơ thể bạn có khả năng bị thiếu vitamin – B12, sắt hoặc folate. Tình trạng này còn gây xuất hiện một số triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim không đều và yếu cơ. Khi đó, bạn nên thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống cho đầy đủ, phù hợp và đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết.
Bong tróc móng, xuất hiện các vết trắng trên móng
Những lý do phổ biến nhất khiến móng tay bị bong tróc là thiếu sắt, mất nước, bệnh phổi, bệnh thận hoặc tuyến giáp kém hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này còn có thể dẫn đến thiếu máu, gây đau tức ngực và nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe khác.
Đốm trắng trên móng tay có thể bắt nguồn từ 4 lí do: dị ứng, nhiễm nấm, chấn thương và thiếu khoáng chất. Nếu xuất hiện tình trạng này và tình trạng bong tróc móng đã kể trên, bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là kẽm và canxi.
Nứt gót chân
Bên cạnh những nguyên nhân thông thường như khô da, thời tiết lạnh hoặc phải đứng nhiều mỗi ngày, nứt gót chân còn là dấu hiệu của bệnh suy giáp và tiểu đường. Bạn có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách ngâm chân trong nước xà phòng khoảng 20 phút và chà sạch cẩn thận, sau đó bôi một loại kem dưỡng ẩm nặng với các thành phần như axit lactic, dầu jojoba hay bơ. Nếu các phương pháp điều trị tại nhà này không cho ra hiệu quả, có thể bạn sẽ cần đến sự trợ giúp từ bác sĩ.
Mẩn đỏ xung quanh mũi, má và trán
Đây là dấu hiệu của Rosacea - một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở nhóm đối tượng phụ nữ trên 30 tuổi có làn da sáng màu. Chứng bệnh này có thể dẫn đến một vài những triệu chứng khác như da gà nổi mụn, hiện rõ các mạch máu, kích ứng mắt, sưng tấy… Người mắc phải Rosacea nên đến gặp bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Mắt bị sưng tấy
Nếu không bị nhiễm trùng hay dị ứng mà mắt vẫn sưng tấy, có thể bạn đã tiêu thụ quá nhiều muối, dẫn đến lượng nước bị giữ lại trong cơ thể tăng cao và làm phù cả khuôn mặt. Một nguyên nhân khác có thể là bệnh Grave – tắc ống dẫn nước mắt do hút thuốc và ngủ không đủ giấc. Sau khi tìm ra được nguyên nhân rồi, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu những phương pháp điều trị thích hợp, hoặc an toàn hơn là đến gặp bác sĩ.
Cách đo độ xốp của tóc
Để kiểm tra tóc có xốp hay không, bạn hãy thả một sợi tóc khô của mình vào cốc nước. Nó chìm xuống đáy cốc chứng tỏ rằng độ xốp của tóc bạn rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc tóc đang hấp thụ rất nhanh mọi sản phẩm bạn sử dụng nhưng thường mang tới cảm giác khô và thường bị xoăn. Để giảm bớt độ xốp này, bạn có thể tìm những sản phẩm với thành phần nặng hơn một chút như dầu, bơ kết hợp cùng liệu pháp sâu hàng tuần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!