Các loại trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như cam hoặc bưởi chứa cực kì nhiều vitamin C – thành phần giúp cơ thể chữa lành các mô, giữ da và mạch máu luôn khỏe mạnh. Đồng thời, loại vitamin này cũng chứa cả chất chống oxy hóa quan trọng, ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào và cải thiện chức năng miễn dịch. Theo nghiên cứu, phụ nữ trưởng thành nên bổ sung 75mg vitamin C mỗi ngày, nam giới nên bổ sung 90mg. Dưới đây là hàm lượng vitamin C trung bình có trong một số loại quả phổ biến bạn có thể tham khảo:
- 1 quả cam: 70mg
- 1 quả bưởi: 80mg
- 1 quả chanh: 30mg
Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin A – dưỡng chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, có tác động đến quá trình sản xuất tủy xương và các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Nam giới cần khoảng 900 mcg vitamin A mỗi ngày và phụ nữ thì cần khoảng 700 mcg. Dưới đây là hàm lượng vitamin A có trong một số loại rau phổ biến:
- 1 bát rau bina: 469 mcg
- 1 bát cải xoăn nấu chín: 190mcg
Ớt chuông đỏ
Vào tháng 4 năm 2020, một tờ tạp chí dinh dưỡng tại Châu Âu đã đưa ra khuyến nghị rằng ớt chuông đỏ là một phần nên có trong chế độ ăn kiêng lành mạnh. Loại thực phẩm này giàu cả vitamin A và C, từ đó đem tới chức năng chống lại quá trình oxy hóa và nhiễm trùng.
Sữa chua
Sữa chua là một nguồn protein tuyệt vời, giữ cho xương và da luôn chắc khỏe, từ đó ngăn cản đáng kể các loại virus và vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng có chứa vi khuẩn sống, mang tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm khả năng nhiễm trùng bộ phận này.
Trà xanh
Trà xanh có chứa rất nhiều catechin và polyphenol – chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào, từ đó tăng khả năng miễn dịch. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry đã phát hiện rằng thành phần catechin trong trà xanh có thể cải thiện phản ứng của các tế bào T – tế bào chuyên tấn công virus.
Gừng
Bên cạnh đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, một nghiên cứu năm 2013 còn cho thấy rằng gừng có cả hiệu quả trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Khi sử dụng loại thực phẩm này với mong muốn cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, bạn nên sử dụng gừng tươi, không chứa các chất phụ gia khác và có thể chế biến như một loại gia vị cùng các món ăn hoặc pha trà.
Tỏi
Những lợi ích sức khỏe của tỏi bắt nguồn từ allicin – một loại hợp chất được giải phóng khi băm nhỏ tỏi hoặc nghiền nát. Nó có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch. Trong một nghiên cứu năm 2016 với quy mô 120 người tham dự, nhóm sử dụng 2,56 gam chiết xuất tỏi mỗi ngày được ghi nhận thuyên giảm các triệu chứng và tình trạng bệnh tật hơn nhóm không sử dụng liệu pháp này.
Nghệ
Lợi ích miễn dịch của củ nghệ bắt nguồn từ curcumin - chất có khả năng kích hoạt một số tế bào của hệ thống miễn dịch và giảm ảnh hưởng của các hợp chất gây viêm. Củ nghệ có thể được bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày dưới dạng trà hoặc gia vị cho các món ăn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!