Những mớ lộn xộn ở nhà không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là nguồn gốc của căng thẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng tâm lý của người ở trong nhà. Để không gian của mình luôn thoải mái và dễ chịu, bạn không những cần phải dọn dẹp thường xuyên mà còn cần phải loại bỏ những thói quen sinh hoạt xấu. Dưới đây là những hành vi tưởng như vô hại nhưng thực chất lại vô tình khiến ngôi nhà bừa bộn không dứt, gây vất vả đáng kể mỗi khi dọn dẹp.
1. Mang về nhà những thứ không cần thiết
Để dễ dàng giữ ngôi nhà ngăn nắp, bạn không nên mang thêm đồ đạc từ bên ngoài. Hãy phân loại đồ vật kỹ càng trước khi mang về nhà mình, hạn chế tích trữ đồ đạc chỉ mang tính chất nhìn ngắm mà không có lợi ích cụ thể. Những ví dụ điển hình là quà lưu niệm, những món quà tượng trưng, tờ rơi hay tạp chí. Hơn nữa, hãy cẩn thận để không mua nhiều món đồ tương tự nhau. Ví dụ, nếu đã mua một chiếc quần mới để thay thế cho quần cũ sờn rách, đừng giữ lại món đồ cũ kia ở nhà vì lý do “phòng hờ”.
2. Chỉ dùng máy hút bụi để lau sàn nhà
Những chiếc kệ, bệ cửa sổ, bộ tản nhiệt, ghế dài và nệm bám đầy bụi, những góc khó tiếp cận đều có thể được lau dọn dễ dàng với sự trợ giúp của máy hút bụi. Trong nhiều trường hợp, dùng máy hút bụi là vừa đủ để dọn sạch sẽ những khu vực này. Đây cũng là một công cụ đắc lực để hỗ trợ việc lau ướt và làm khô.
3. Không tẩy sạch vết xà phòng trong phòng tắm ngay
Không chùi rửa ngay những cặn xà phòng và rỉ sét tích tụ sẽ khiến bạn phải tốn nhiều công sức hơn khi dọn lại mọi thứ lần nữa sau này. Thói quen rửa sạch các bề mặt trong phòng tắm ngay sau khi sử dụng sẽ đảm bảo mức độ sạch sẽ tuyệt đối. Bên cạnh đó, việc lau khô bồn rửa, bồn tắm ngay còn giúp đánh bay lớp bám xà phòng dễ bám lâu. Như vậy, phòng tắm của bạn sẽ luôn sáng sạch và tươi mới trong một thời gian dài.
4. Không lấy quần áo khô khỏi giỏ giặt, giá phơi
Tương tự như việc không nên để quần áo đã giặt trong máy giặt vài ngày vì khả năng sinh ra mùi hôi, bạn cũng nên làm điều tương tự với quần áo đã được sấy khô. Thói quen này xuất phát từ tâm lý “để yên quần áo trong giỏ cũng không vấn đề gì”. Tuy vậy, chúng có thể dễ dàng bám bụi hoặc dính lông của thú cưng và bẩn đi trở lại.
5. Xếp quần áo chồng chất lên nhau
Dù cố gắng duy trì thế nào chăng nữa, những chiếc áo quần xếp chồng lên nhau cũng sẽ chỉ trông gọn gàng trong vài ngày. Bạn sẽ sớm mệt mỏi khi phải giữ những chồng quần áo phải ngay ngắn và tương tắm. Thay vào đó, hãy thử thay đổi chiều sắp xếp, cuộn tròn quần áo và đặt theo chiều ngang. Cách làm này không những tiết kiệm không gian hơn mà còn giúp bạn dễ dàng nhìn rõ được tất cả những món đồ mình sở hữu.
6. Giữ nhiều thứ linh tinh trên bàn
Việc để những món đồ thường xuyên sử dụng trong tầm tay quả thật là tiện lợi. Tuy nhiên, ta có xu hướng “chất đống” đồ đạc trên bàn. Do đó, hãy chú ý chỉ để lại một vài vật dụng cần thiết nhất trên bàn làm việc và bàn bếp. Một cách khác là tổ chức không gian của mình một cách hợp lý hơn, để chỉ cần mở một cánh cửa tủ là có thể dễ dàng lấy được ngay tất cả những món đồ cần thiết của mình.
7. Không rửa chén bát ngay sau khi dùng
Để tránh trường hợp phải xử lý chồng bát đĩa bẩn đầy “hãi hùng”, bạn nên hình thành thói quen đặt bát đĩa chưa thể vệ sinh ngay vào bồn rửa đầy nước xà phòng, sau đó rửa sạch bát đĩa trong quá trình nấu nướng, bất cứ khi nào có thời gian rảnh tay. Thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn hạn chế số lượng bát đĩa bẩn cần giải quyết hơn sau bữa ăn.
8. Không xếp lại đồ đạc trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ
Thói quen để không gian lộn xộn trước khi rời khỏi nhà đi hoặc trước khi ngủ sẽ làm mất đi cảm giác sạch sẽ và ấm cúng. Để tận hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái khi ở nhà, hãy tập thói quen dành 10-15 phút mỗi tối cho việc dọn dẹp. Bạn có thể vận dụng quy trình 5 bước bao gồm dọn bàn, rửa bát, cất mọi thứ về vị trí cũ, chuẩn bị quần áo cho ngày hôm sau và thu gom rác.
9. Để lẫn lộn đồ vật quan trọng và không quan trọng với nhau
Đây là nguyên nhân của những mớ lộn xộn không bao giờ chấm dứt trong tủ quần áo hay kệ đồ của bạn. Nếu cần suy nghĩ về việc có nên thật sự vứt bỏ một số món đồ hay không, bạn có thể đặt chúng vào hộp đựng riêng biệt. Cách phân chia rạch ròi như vậy nên được kết hợp với giới hạn thời gian nhất định. Nếu sau mốc thời gian đó mà những vật dụng kia vẫn không được dùng đến, bạn có thể hoàn toàn yên tâm tống khứ chúng đi mà không phải “lăn tăn” hay tiếc rẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!