Khí hậu hành tinh chúng ta từng là một bí ẩn từ 6000 đến 8000 năm trước. Một số proxy - những thứ được sử dụng để đo nhiệt độ cổ đại cho thấy nhiệt độ toàn cầu trong khoảng thời gian này có lẽ cao hơn 0,5 °C so với mức nhiệt mà mô hình khí hậu dự đoán. Sự khác biệt này được gọi là “câu hỏi nhiệt độ hóc búa của Holocene”.
Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Hàn Quốc-Mỹ tin rằng họ có câu trả lời cho vấn đề này - và nó nằm ở Bắc Cực. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng 13 mô hình khí hậu để điều tra nhiệt độ trong thời kỳ ấm áp này và so sánh chúng với các proxy, bao gồm các đồng vị oxy trong lõi băng.
Sự suy giảm nhanh chóng
Kết quả của nghiên cứu là một tin xấu cho những nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự nóng lên hiện nay sẽ dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của băng biển Bắc Cực so với hầu hết các mô hình đề xuất. Bởi vì câu hỏi của Holocene được giải thích dễ nhất bằng cách sử dụng các mô hình khí hậu dự đoán sự suy giảm băng biển đặc biệt rõ rệt trong những thập kỷ tới.
Công trình cũng giải thích tại sao sự mất mát nhanh chóng của băng biển Bắc Cực lại được thấy rõ trong những năm gần đây – đặc biệt, năm 2012 chứng kiến băng biển mùa hè giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay – đó là kết quả của những gì mô hình khí hậu dự kiến.
“ Hiểu về khí hậu trong quá khứ là vô cùng hữu ích cho việc dự đoán sự thay đổi khí hậu trong tương lai”, ông Park Hyo-Seok của Đại học Hanyang, Hàn Quốc, một trong những tác giả nghiên cứu cho biết. Ông cũng tin rằng nghiên cứu chỉ ra cách trả lời cho câu hỏi hóc búa kia, nhưng để “giải quyết hoàn toàn” thì cần thêm nhiều nghiên cứu về vai trò của các vùng nhiệt đới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!