Ở giai đoạn đầu, ung thư thực quản không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng mới rõ ràng nhận thấy như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng...
Việc chẩn đoán ung thư thực quản còn dựa vào các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng khác. Để chẩn đoán chính xác ung thư thực quản, bệnh nhân cần được nội soi kết hợp với siêu âm và sinh thiết để có thể nhìn thấy hình ảnh bất thường về hình dạng của thực quản cũng như các tổ chức ung thư hoặc các bất thường của tổ chức dẫn đến ung thư hoặc các tổn thương khác.
Theo Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), bệnh ung thư được chia làm 4 giai đoạn sau:
- Ung thư thực quản giai đoạn 1: Tế bào ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.
Bệnh thường ung thư thực quản thường phát triển thầm lặng.
- Ung thư thực quản giai đoạn 2:
Lúc này, tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Ung thư thực quản giai đoạn 3:
Trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã xâm lấn tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của thành thực quản.
- Ung thư thực quản giai đoạn 4:
Tế bào ung thư đã xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, phổi, não, xương. Ở giai đoạn này, cần sử dụng các phương pháp y học như: chụp cắt lớp vi tính, xạ hình xương, nội soi phế quản để chẩn đoán bệnh.
Điều trị ung thư thực quản cần phụ thuộc vào một số yếu tố như: kích thước, sự lan tỏa của khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch...
Tuy nhiên phẫu thuật là biện pháp chủ yếu. Thông qua phương pháp phẫu thuật, khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!