Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các chuyên gia phát hiện ra rằng chất caffeine kích thích sản xuất mô mỡ màu nâu (mỡ nâu) - một trong hai loại chất béo được tìm thấy trong cơ thể của động vật có vú, cùng với mỡ màu trắng. Chất béo nâu tạo ra nhiệt bằng cách đốt cháy calo và đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều nhiệt của cơ thể.
"Các chức năng của mô mỡ màu nâu khác với các chất béo khác: nó tạo ra năng lượng bằng cách đốt cháy đường và chất béo bằng cách phản ứng với tình trạng lạnh. Việc tăng cường hoạt động của chất này giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và cải thiện cấu hình lipid. Trước đây chưa ai tìm ra được những phương pháp hợp lý để kích thích cho chất này hoạt động trong cơ thể người", cổng thông tin Medical Xpress dẫn lời đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư tại Trường Y của Đại học Nottingham, ông Michael Symonds.
Vấn đề về lợi ích của cà phê trong việc chống béo phì đã được các nhà khoa học đưa ra, và các nhà nghiên cứu quyết định kiểm tra xem caffeine có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất hay không. Đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng chuột để xác định liều cà phê tối ưu, sau đó họ tiến hành thí nghiệm với con người bằng cách sử dụng công nghệ để hình dung các vùng sản xuất nhiệt trong cơ thể.
Từ các nghiên cứu trước đây, các chuyên gia biết rằng mô mỡ nâu chủ yếu tập trung quanh cổ. Kiểm tra cho thấy sau khi uống cà phê, khu vực này của cơ thể nóng lên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!