Cháy nắng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV). Theo Tổ chức Ung thư Da thế giới, việc tiếp xúc với bức xạ tia cực tím của mặt trời có liên quan đến khoảng 90% các loại ung thư da không phải do khối u ác tính. Mặt trời cũng là tác nhân gây ra hầu hết những khối u ác tính này.
Thực tế là việc bị cháy nắng có thể ở tùy từng người do cơ thể tăng sản xuất melanin - sắc tố quyết định màu tóc và da. Nói chung, những người có ít sắc tố melanin sẽ bị cháy nắng nhiều hơn, trong khi đó những người có nhiều sắc tố này chỉ có thể bị rám nắng.
Khi bị cháy nắng, các tế bào da bị tổn thương bởi tia UV và cơ thể sẽ chuyển máu đến nơi bị tổn thương. Vì vậy, nó khiến da đỏ và cảm thấy nóng. Hiện tượng ngứa và bong tróc da do cháy nắng là kết quả của việc các tế bào trắng loại bỏ các tế bào đã bị tổn thương. Cũng cần chú ý rằng, làn da rám nắng cũng là kết quả của việc cháy nắng.
Để giảm nguy cơ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, bạn nên đeo kính râm và đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời, sử dụng kem chống nắng diện rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Ngoài ra, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy da mình nóng lên và bỏng rát, hãy cố gắng tìm bóng râm để tránh tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
Mặc dù vậy, đôi khi cháy nắng là điều dễ xảy ra và không thể tránh khỏi. Khi bạn bị cháy nắng, hãy thử tắm nước mát, dưỡng ẩm bằng các sản phẩm có tinh chất lô hội và đậu nành. Nếu quá đau, bỏng rát, hãy dùng các loại thuốc giảm đau như aspirin. Lưu ý rằng nếu như làn da của bạn bị phồng rộp vì cháy nắng, cố gắng đừng làm vỡ chúng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!