Cách giải thích cho trẻ về giới tính

N. M (Dịch)-Thứ sáu, ngày 01/02/2013 15:52 GMT+7

Ảnh minh họa

“Em bé đến từ đâu hả mẹ?” chỉ là một trong số rất nhiều câu hỏi về giới tính mà bé sẽ hỏi bạn. Trong những tình huống ấy, bạn không nên mắng hoặc bỏ qua các câu hỏi đó mà nên tìm cách giải thích một cách dễ hiểu nhất cho bé tùy theo lứa tuổi.

Bạn có thể nghĩ rằng nên trì hoãn việc chia sẻ với con về “chuyện ấy” thêm vài năm nữa, có thể cho đến khi con cái lập gia đình, thực sự điều đó không nên.

Một người quen của gia đình hoặc thậm chí một người lạ mang thai hoặc sinh em bé, con bạn sẽ nhìn thấy và hỏi bạn “Em bé đến từ đâu hả mẹ?”.

Đấy chỉ là một trong số rất nhiều câu hỏi về giới tính mà bé sẽ hỏi bạn. Trong những tình huống ấy, bạn không nên mắng hoặc bỏ qua các câu hỏi đó mà nên tìm cách giải thích một cách dễ hiểu nhất cho bé tùy theo lứa tuổi.

Hiểu câu hỏi

Bước đầu tiên để trả lời câu hỏi lớn là cần đảm bảo bạn hiểu những gì con đang thực sự muốn tìm hiểu. Một đứa trẻ chỉ đơn giản thắc mắc không biết bé sinh ra từ đâu. Bạn có thể hỏi lại đơn giản là “Điều gì khiến con nghĩ tới điều ấy?”. Sau đó, bạn sẽ giải thích cho bé về sự hiện diện của con.

Việc hỏi trẻ 1-2 câu trước khi đưa ra câu trả lời cũng là cách giúp bạn biết trẻ đã hiểu những gì. Bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra những gì bé đã học được từ bạn bè, anh, chị, em ruột của mình và bạn sẽ có cơ hội để xem có bao nhiêu thông tin trong đó là chính xác.

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi

Một khi bạn đã xác định chắc chắn rằng bé muốn tìm hiểu về nơi mình được sinh ra thì đây là thời gian thích hợp để trả lời.

Ở bậc tiểu học, con của bạn có thể đã sẵn sàng để nghe rằng “Khi một người bố và mẹ yêu nhau rất nhiều, họ nằm rất gần nhau và tạo nên một em bé”.

Đối với lứa tuổi này, bạn không cần thiết phải giải thích cho trẻ một cách rõ ràng về “quy trình” tạo ra em bé vì trẻ chưa thể nhận thức được hết, thậm chí còn có thể có cái nhìn tiêu cực về chuyện đó.

Những gì không nên nói

Những điều không nên nói cũng quan trọng như những gì bạn cần chia sẻ với con.

Đừng đưa ra cho trẻ những câu trả lời hư cấu liên quan đến việc tạo ra em bé và không nói rằng bé phát triển trong bụng mẹ và chui ra khi đủ ngày, đủ tháng.

Cách giải thích như vậy sẽ khiến con bạn có thể lo lắng rằng, bé cũng có thể tự nhiên… có thai. Bạn hãy nói với con rằng bé phát triển trong một nơi đặc biệt... mà chỉ có những phụ nữ trưởng thành mới có khả năng tạo ra những em bé đáng yêu.

Khi nói chuyện với con, các chuyên gia tâm lý khuyên phụ huynh nên đặt ra rất nhiều câu hỏi để đảm bảo bé nắm bắt được những gì bạn giải thích. Bạn cần nói chuyện từ từ và dừng lại khi sự tò mò của bé đã được thỏa mãn. Đừng nói với trẻ nhiều hơn mức cần thiết vì sự phát triển theo từng giai đoạn của trẻ là khác nhau.

Những trường hợp đặc biệt

Nếu bé là con nuôi, lời giải thích của bạn nên liên quan tới sự thật đó. Con bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều sự bảo đảm rằng bé thuộc về gia đình bạn.

Nếu có một gia đình phức hợp, bạn cũng nên chia sẻ với trẻ về điều đó. Quan trọng hơn cả, trẻ em muốn biết rằng chúng được bố mẹ mong đợi và được yêu thương. Vì vậy, bạn nên luôn nói và thể hiện với con càng nhiều càng tốt về những điều đó.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước