Các dấu hiệu chuyển nặng ở trẻ là F0
Thông thường khi trẻ mắc COVID-19, gia đình chỉ cần theo dõi theo điều trị tại nhà, chỉ một tỷ lệ nhỏ phải vào viện. Tuy nhiên vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng, có thể dẫn tới tình trạng viêm đa hệ thống ở trẻ mắc COVID-19 nên các gia đình không nên chủ quan, cần theo dõi sát sao các dấu hiệu chuyển nặng ở trẻ là F0:
- Trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên cần cho uống hạ sốt, cần đánh giá tinh thần của trẻ. Nếu trẻ vẫn chơi được bình thường thì có thể ở nhà, cho uống nhiều nước, các chất điện giải như nước cam, nước dừa...
- Nhịp thở của trẻ: Gia đình quan sát mỗi lần trẻ hít vào - thở ra bụng phập phồng để đánh giá:
- Khi các bé hít vào thở ra, ở nếp giữa xương sườn và bụng lõm xuống gọi là rút lõm lồng ngực, tức là dấu hiệu suy hô hấp, cha mẹ phải cho nhập viện ngay.
PGS. TS. Bùi Vũ Huy, Giảng viên cao cấp Bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, diễn biến, triệu chứng ở trẻ mắc COVID-19 tương tự người lớn, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tỷ lệ biến chứng ở trẻ em thấp hơn rất nhiều. Bác sĩ chỉ ra những trẻ có nguy cơ diễn tiến nặng mà cha mẹ cần lưu ý gồm:
- Trẻ sơ sinh non (chưa đủ tháng), trẻ sơ sinh yếu (cân nặng dưới 2,5kg)
- Trẻ béo phì, bệnh mãn tính như hen, tim bẩm sinh.
Bác sĩ cũng lưu ý tất cả các thuốc dùng cho trẻ em phải theo cân nặng và theo đơn bác sĩ, chưa nên dùng thuốc kháng virus khi điều trị COVID-19 cho trẻ.
Những lưu ý sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị COVID-19
PGS. TS. Bùi Vũ Huy đưa ra một số lưu ý:
- Sử dụng theo đơn bác sĩ kê. Phải sử dụng đúng lúc, chưa bị bệnh đã dùng không có hiệu quả.
- Phụ nữ có thai không nên dùng. Người đang nuôi con bú, cân nhắc kỹ trước khi dùng. Người đã sử dụng thuốc không nên sinh con trong vòng 3 tháng sau đó.
- Người có bệnh lý gan, thận mãn tính cần cẩn trọng.
Những bước cần làm khi phát hiện mắc COVID-19:
PGS. TS. Bùi Vũ Huy khuyên mọi người đầu tiên phải bình tĩnh, sau đó thông báo cho cơ sở chăm sóc điều trị tại nhà.
- Tự đánh giá xem mình có thuộc diện tự điều trị tại nhà hay không.
- Đánh giá khả năng tự chăm sóc hoặc có người chăm sóc
- Chuẩn bị các điều kiện cách ly tại nhà, theo dõi các dấu hiệu chuyển biến của bệnh.
Các dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày:
- Nhóm 1 các dấu hiệu của bệnh: sốt, đau mình mẩy, chán ăn, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy
- Nhóm dấu hiệu viêm long đường hô hấp: Ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi.
- Dấu hiệu biến chứng: Thở nhanh, khó thở, ho ra máu...
5 dấu hiệu cần phải để ý hàng ngày: Nhiệt độ, nhịp thở và kiểu thở, chỉ số về tim mạch và huyết áp, chỉ số bão hòa ô-xy trong máu SpO2.
Quý vị có thể theo dõi thêm nhiều tư vấn chi tiết từ PGS. TS. Bùi Vũ Huy qua chương trình "Sống khỏe mỗi ngày" dưới đây:
Sống khỏe mỗi ngày: F0 điều trị tại nhà
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!