Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sinh thái và Thủy văn của Đại học Reading đã khảo sát 30 triệu hồ sơ về tương tác thụ phấn thực vật được thu thập bởi các nhà khoa học trong 30 năm qua. Phân tích cho thấy các cộng đồng thực vật thụ phấn, hoặc các mạng sinh thái, thay đổi theo các cảnh quan khác nhau.
Trên khắp các môi trường có mật độ diện tích canh tác cao, các nhà khoa học tìm thấy cỏ dại cứng hơn như cây tật lê và cây mâm xôi. Chúng tồn tại với số lượng lớn hơn những nơi khác. Và các vùng nông nghiệp cũng là nơi tập trung các loài thụ phấn lớn hơn, như ong vò.
Thực tế, các trang trại công nghiệp phần lớn đã loại bỏ được các loài dễ bị tổn thương, dễ chết. Những gì còn lại là các mạng sinh thái bao gồm nhiều loài thích ứng và linh hoạt hơn.
Nhà nghiên cứu tại Reading, John Redhead cho biết:“Chúng tôi nghĩ rằng các loại cỏ và các loài thụ phấn còn lại trong những môi trường công nghiệp này đại diện cho những loài có thể xử lý những căng thẳng của nông nghiệp thâm canh tốt nhất - những loài dễ bị tổn thương đã biến mất lâu rồi”.
“Điều này có nghĩa là chúng cũng có thể đối phó với nhiều thay đổi trong tương lai, vì vậy mặc dù chúng ta đã nghe những báo cáo về tình trạng giảm thiểu động vật hoang dã, việc thích nghi này có thể là một sự bảo tồn đáng kể trước khi các khu vực nông nghiệp thực sự thay đổi”.
Các nhà khoa học nói rằng những công tác bảo tồn quan trọng vẫn phải được thực hiện để đảm bảo các loài côn trùng sẽ không bị tuyệt chủng bởi việc mất nơi trú ẩn do hoạt động nông nghiệp.
Và mặc dù côn trùng có những phẩm chất thích ứng đáng quý như thế này, hay thậm chí những loài “cứng” hơn vẫn còn có thể tồn tại ở các vùng nông nghiệp, chúng vẫn sẽ cần sự giúp đỡ để tồn tại do sự thay đổi khí hậu.
Tom Oliver, giáo sư tại Đại học Reading cho rằng: “Tin tốt lành là sự mất mát thảm khốc của tất cả các loài ít có khả năng xảy ra hơn, nhưng chúng tôi vẫn cần phải nỗ lực để khôi phục đa dạng sinh học, cung cấp cho các hệ sinh thái này cơ hội tốt nhất để tồn tại trước các mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm”.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!