Theo một khảo sát từ Tạp chí Hiệp hội người Mỹ, nhà phân tích Yin Cao thống kê được một người Mỹ dành trung bình 8,2 tiếng mỗi ngày để ngồi trước màn hình máy tính. Con số này tăng mạnh theo tỷ lệ từ năm 2007 - 2016 (với trung bình 6,4 tiếng/ngày).
Bên cạnh đó, thời gian ngồi trước màn hình TV để xem chương trình truyền hình và các nội dung trực tuyến cũng tăng ít nhất 2 tiếng/ngày từ 2016.
"Người ta ngày dành nhiều thời gian trong nhà nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây, và điều này cũng kéo theo những thay đổi về thói quen sinh hoạt", Yin Cao nói.
Lo ngại về sức khoẻ, một số công ty thậm chí phát kiến ra ý tưởng "bàn đứng", cho phép người dùng không cần ngồi mà vẫn có thể làm việc. Ý tưởng này ngay lập tức trở nên phổ biến với nỗi sợ các căn bệnh đến từ việc ngồi quá nhiều.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng "bàn đứng" có thể không phải là câu trả lời mà chúng ta tìm kiếm. Đầu tiên, đó là có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy "bàn đứng" có thể cải thiện sức khỏe của mọi người.
Như quan điểm của New York Times, đứng một chỗ không phải là tập thể dục, và đi bộ một đoạn ngắn vẫn tốt hơn nhiều so với việc chỉ đứng hay ngồi trong thời gian quá lâu.
Bên việc không đảm bảo nâng cao sức khoẻ, nhiều tổ chức sức khoẻ thậm chí còn cho rằng sử dụng "bàn đứng" gây ra hiểu nhầm với một số người, rằng họ đã có đủ vận động cần thiết mỗi ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!