Di tích người tiền sử ở vùng đất An Khê

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 30/03/2019 17:45 GMT+7

VTV.vn - Việc gần đây phát hiện những di tích khảo cổ tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã làm thay đổi cách nhìn của nhiều nhà khoa học về lịch sử phát triển nhân loại.

Khu di chỉ khảo cổ sơ kỳ đá cũ Rộc Tưng thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, được phát hiện từ năm 2014. Tại đây, các đoàn chuyên gia khảo cổ của Việt Nam và Nga đã khai quật được tổ hợp công cụ đá với hàng ngàn hiện vật của người tiền sử cùng nhiều mảnh thiên thạch nằm lẫn trong các công cụ đồ đá này. Bước đầu, các nhà khảo cổ đã xác định, di chỉ này có niên đại cách đây khoảng 80 vạn năm.

Từ những hiện vật đá nằm sâu trong lòng đất được phát hiện qua các đợt khai quật khảo cổ học tại thị xã An Khê, đến nay, nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã tìm đến để "thấy tận mắt, sờ tận tay" các tư liệu đã làm thay đổi các nhận định về lịch sử phát triển nhân loại.

Tại An Khê, hiện nay các nhà khảo cổ đã phát hiện 23 điểm và có 4 địa điểm đã được khai quật. Với những phát hiện này, bước đầu mở ra triển vọng lớn cho các chương trình hợp tác quốc tế tiếp theo và nghiên cứu lâu dài của nhiều chuyên gia khảo cổ học trên thế giới về kỹ nghệ đồ đá cũ của người tiền sử tại An Khê.

Phát huy giá trị của những phát hiện khảo cổ học Việt Nam Phát huy giá trị của những phát hiện khảo cổ học Việt Nam

VTV.vn - Ngay sau Đại hội 21 Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương, chiều 29/9, tại thành phố Huế tiếp tục diễn ra sự kiện thông báo Khảo cổ học của Việt Nam lần thứ 53.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước