Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau

Theo Người đưa tin-Thứ hai, ngày 29/04/2019 23:06 GMT+7

VTV.vn - Bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao ngủ đủ giấc mà vẫn luôn trong trạng thái mệt mỏi?

Buồn ngủ ban ngày có thể làm giảm hiệu suất làm việc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu đang tham gia giao thông. Vì vậy, cần tìm hiểu những nguyên nhân gây mệt mỏi để điều trị kịp thời.

Thiếu máu

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 1.

Thiếu máu là hiện tượng xảy ra khi thiếu chất sắt trong cơ thể, đồng nghĩa với việc thiếu hụt tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Do đó, các mô bị thiếu oxy và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Các triệu chứng khác của thiếu máu có thể kể đến như khó thở, da vàng hoặc nhợt nhạt.

Bệnh tiểu đường

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 2.

Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể sử dụng insulin sai cách hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Bởi vì điều này, lượng đường trong máu tăng lên đáng kể. Mệt mỏi nghiêm trọng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các triệu chứng khác gồm có: hay cảm thấy đói hoặc khát, da khô, sụt cân.

Bệnh celiac

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 3.

Bệnh này do cơ thể phản ứng bất thường với gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong ngũ cốc. Nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi ăn bánh mì hoặc bánh quy, rất có thể bạn đã mắc bệnh celiac. Các triệu chứng khác của bệnh là đầy hơi, tiêu chảy, giảm cân.

Viêm xơ đường mật nguyên phát

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 4.

Đây là một bệnh lý mà các ống mật của gan bị phá hủy. Mật là cơ quan loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể chúng ta như độc tố, cholesterol và các tế bào máu bị bào mòn. Khi các ống dẫn bị tổn thương, các yếu tố không lành mạnh này sẽ tích tụ trong gan. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bệnh về gan này. Các triệu chứng khác của bệnh là khô mắt và mẩn ngứa.

Suy giáp

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 5.

Các vấn đề với tuyến giáp có có thể làm giảm hiệu suất sản xuất hormone tuyến giáp. Những hormone này chịu trách nhiệm cải thiện năng lượng và các chức năng khác của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp trục trặc, các quá trình trong cơ thể phát triển chậm lại. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác là tăng cân, yếu cơ và trầm cảm.

Bệnh Alzheimer

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 6.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng buồn ngủ có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer. Họ đã thiết lập mối liên hệ giữa buồn ngủ ban ngày và sự tích lũy beta-amyloid trong não. Sự tích lũy này tương đồng với sự phát triển của Alzheimer. Điều này có nghĩa là cảm thấy mệt mỏi ban ngày có thể là dấu hiệu sớm của bệnh này. Các triệu chứng khác có thể là mất trí nhớ ngắn hạn hoặc hay cáu gắt.

Hội chứng chân bồn chồn

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 7.

Đây là hội chứng với biểu hiện chân bị cử động không kiểm soát trong giấc ngủ, có thể làm gián đoạn và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác của hội chứng này là chân tay ngứa râm ran hoặc có thể bị đau chân tay.

Ngưng thở khi ngủ

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 8.

Đây là tình trạng khi đường thở bị tắc nghẽn trong khi ngủ và khiến bạn ngừng thở. Những lần tạm dừng này có thể kéo dài tới 20 giây và xảy ra vài trăm lần mỗi đêm. Điều này dẫn đến sự thức tỉnh sau đó lại ngủ thiếp đi. Bạn thậm chí có thể quên rằng bạn đã thức dậy. Nhưng do sự thức dậy thường xuyên như vậy, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày. Có thể đi kèm các triệu chứng như ngáy hay thở khò khè.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Đi tìm nguyên nhân bạn ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh 9.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ liên tục trong 3-4 tháng thì bạn có thể mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hội chứng có thể khiến bạn kiệt sức khi làm việc gắng sức. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau khớp, đau cơ, đau đầu và kém tập trung.

Bí quyết để có một giấc ngủ khỏe mạnh:

Hãy "đúng hẹn" cùng giấc ngủ

Dành khoảng 8 giờ không hơn để ngủ. Độ dài giấc ngủ được khuyến nghị cho người trưởng thành khỏe mạnh ít nhất là 7 giờ. Hầu hết mọi người không cần nhiều hơn tám giờ trên giường để đạt được mục tiêu sức khỏe này. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Hãy cố gắng không để thời gian ngủ vào những ngày trong tuần và cuối tuần chênh lệch nhau quá một giờ đồng hồ.

Bạn nên nhất quán và duy trì chu kỳ ngủ - thức của cơ thể một cách điều độ. Nếu bạn đã lên giường được 20 phút mà vẫn chưa ngủ được, hãy rời giường và thư giãn một chút. Có thể là đọc sách hoặc nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng. Sau đó, quay trở lại giường khi bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Lặp lại thói quen này nếu cần thiết.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Đừng đi ngủ khi bạn đang đói hoặc quá no. Đặc biệt, tránh ăn quá nhiều hoặc ăn những món quá nặng bụng trong khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Sự khó chịu này có thể khiến bạn thức trắng cả đêm đấy. Bạn cũng phải cẩn trọng với những chất như nicotine, caffeine và rượu. Phải mất hàng giờ để các chất nicotine và caffeine hoàn toàn hết tác dụng kích thích não bộ, và điều này sẽ dẫn đến việc giấc ngủ ngon của bạn sẽ bị quấy rầy. Và mặc dù rượu có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.

Hãy sáng tạo một không gian nghỉ ngơi thật thoải mái

Hãy tạo ra một căn phòng ngủ thật lý tưởng. Đơn giản là căn phòng này cần phải: mát, tối và yên tĩnh. Quá sáng sẽ rất khó ngủ. Tránh nhìn vào màn hình sáng quá lâu trước khi đi ngủ. Căn phòng có tông màu tối, đeo chùm tai, quạt... sẽ giúp kích thích nhu cầu muốn ngủ của bạn. Làm các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đi tắm hoặc thực hiện một số động tác masage, có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngủ trưa vừa phải

Ngủ trưa quá lâu có thể cản trở giấc ngủ ban đêm. Nếu bạn muốn ngủ trưa, hãy ngủ tối đa 30 phút và đừng ngủ vào lúc trời đã quá chiều. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong đêm, bạn có thể chợp mắt một chút vào cuối ngày trước khi làm việc thâu đêm.

Biến việc tập thể dục thành một thói quen hằng ngày

Tập thể dục thường xuyên sẽ khiến bạn ngủ ngon hơn. Tuy vậy, hãy đừng quá sức để tập thể dục vào sát giờ đi ngủ. Những hoạt động thể chất ngoài trời như chạy, tản bộ cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ của bạn đấy.

Kiểm soát những lo lắng thường nhật

Cố gắng giải quyết mọi lo lắng của bạn trước khi đi ngủ. Hãy tạm gác những vấn đề bạn đang nghĩ trong đầu và giải quyết nó vào ngày mai. Quản lý tốt những căng thẳng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Bắt đầu với những điều cơ bản, chẳng hạn như sắp xếp lại mọi thứ, đâu là việc cần ưu tiên và những việc cần phải thực hiện. Hãy thử thiền định, vì hoạt động này cũng là phương pháp giảm bớt căng thẳng. Tư vấn với bác sĩ khi cần thiết Hầu hết mọi người ai cũng sẽ có một đêm "thức trắng" bình thường - nhưng khi giấc ngủ của bạn thực sự có vấn đề, hãy liên hệ với bác sĩ. Xác định và điểu trị sớm các nguyên nhân tiềm ẩn có thể sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước