Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp

Theo Dân trí-Thứ bảy, ngày 29/02/2020 16:00 GMT+7

VTV.vn - Những thói quen gây lãng phí điện phổ biến các gia đình thường mắc phải, khiến hóa đơn tiền điện hàng tháng luôn có xu hướng "đi lên" chứ không giảm.

Quên không tắt đèn

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 1.

Đây là một trong những thói quen phổ biến thường gặp, gây lãng phí điện và chiếu sáng không cần thiết trong gia đình.

Tắt đèn khi rời khỏi phòng không chỉ tiết kiệm điện, mà còn giúp bóng đèn bền hơn, do đa số bóng đèn hiện nay có độ bên giới hạn theo số giờ chiếu sáng.

Dùng bóng đèn sợi đốt

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 2.

Dù có chi phí ban đầu thấp, nhưng đèn sợi đốt tiêu thụ năng lượng lớn hơn rất nhiều so với đèn LED hoặc đèn Compact.

Theo đó, các bóng đèn được chứng nhận ENERGY STAR như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn LED sử dụng năng lượng ít hơn từ 25% đến 80% và có tuổi thọ dài hơn tới 25 lần so với bóng sợi đốt truyền thống. Vì vậy, bạn nên chuyển sang dùng bóng đèn LED để tiết kiệm điện lâu dài.

Không rút phích điện

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 3.

Một điều ít được người dùng lưu tâm, đó là các thiết bị điện tử và đồ gia dụng như TV, máy giặt, lò vi sóng, bếp điện, thậm chí là củ sạc smartphone, laptop... đều sẽ tiêu thụ năng lượng ngay cả khi tắt nếu không rút khỏi phích cắm.

Mặc dù lượng điện tiêu thụ của việc duy trì thiết bị ở chế độ chờ không cao, tuy nhiên nếu tính trên rất nhiều thiết bị, và liên tục duy trì suốt cả năm, thì đây vẫn là một con số đáng kể.

Do vậy, nếu bạn không sử dụng thiết bị điện trong thời gian dài, hãy luyện thói quen rút phích cắm khỏi ổ điện. Có thể kết nối nhiều thiết bị cùng một nguồn đầu vào, và khi tắt chỉ cần rút phích ra.

Mở tủ lạnh quá lâu và thường xuyên

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 4.

Theo thống kê trung bình mỗi năm, người ta mở tủ lạnh hoặc tủ đông khoảng 10 giờ, ngốn khoảng 7% tổng năng lượng sử dụng của thiết bị. Một mẹo hữu ích là chỉ mở tủ lạnh và tủ đông khi cần và khẩn trương đóng ngay tủ lại.

Dùng máy rửa bát không hợp lý

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 5.

Máy rửa bát là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, đặc biệt là các dòng máy cũ.

Để tránh lãng phí điện dư thừa nên chạy máy khi đủ tải. Ngoài ra, có thể chuyển máy từ chế độ cài đặt sấy khô bằng nhiệt sang sấy khô bằng không khí, có thể tiết kiệm được thêm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu hao của thiết bị.

Bật điều hòa ở nhiệt độ thấp

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 6.

Khi trời nắng nóng, nhiều người luôn mong muốn căn phòng sẽ nhanh chóng mát lạnh nên sẽ bật nhiệt độ rất thấp. Tuy nhiên, việc để nhiệt độ thấp khiến điều hòa sử dụng hết công suất khiến máy nhanh hỏng hơn, tốn tiền điện hơn.

Để tiết kiệm điện, chúng ta cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 25 đến 28 độ C. Nhiệt độ điều hòa chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời từ 10 đến 12 độ C là hợp lý về tiêu thụ điện.

Không thường xuyên vệ sinh thiết bị điện

Điểm mặt 7 thói quen gây lãng phí điện thường gặp - Ảnh 7.

Bụi bẩn bám vào các khe, kẽ, lưới lọc, sẽ khiến thiết bị điện hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó dẫn đến tốn điện hơn để đạt mức yêu cầu như ban đầu.

Nếu vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị điện thường xuyên, bạn có thể tiết kiệm 5 - 15% điện năng tiêu thụ. Đối với quạt, máy điều hòa, cần thường xuyên lau sạch cánh, lồng, lưới lọc,.. Đối với tủ lạnh, cũng cần thường xuyên dọn sạch mảng tuyết đóng dày trong các khoang làm đông sẽ giúp tiết kiệm điện năng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước