Trong khi ngủ, các làn sóng máu di chuyển (thể hiện những điểm màu đỏ (Ảnh: Laura Lewis)
Bộ não của con người cấu tạo rất phức tạp. Chúng chứa hàng tỷ tế bào thần kinh và các mạch máu nhỏ. Đặc biệt, một nghiên cứu cho thấy rằng não bộ có thể tạo ra dòng điện lên đến 25W, đủ để chiếu sáng một bóng đèn.
Các nhà khoa học đã và đang không ngừng tìm hiểu những thông tin mới về bộ não, nhưng liệu mỗi người trong chúng ta biết gì về cách thức hoạt động của cơ quan đáng kinh ngạc này trong khi ngủ?
Nhiều người lầm tưởng rằng khi ngủ thì não bộ sẽ dừng hoạt động và nghỉ ngơi theo cơ thể. Tuy nhiên, sự thật là nó đóng vai trò rất quan trọng trong giấc ngủ. Trường hợp chúng ta ngủ không đủ giấc thì não bộ sẽ hoạt động kém đi, điển hình ở việc con người khó hình thành những ký ức mới và nhanh quên những ký ức cũ.
Trong khi ngủ, các làn sóng máu di chuyển (thể hiện những điểm màu đỏ (Ảnh: Laura Lewis)
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và Đột quỵ, con người có 2 kiểu ngủ cơ bản. Đó là giai đoạn mắt chuyển động nhanh (REM) và giai đoạn ngủ không REM. Cả hai đều liên quan đến các loại sóng não và các dây thần kinh.
Đối với giấc ngủ không REM, bạn sẽ chuyển từ trạng thái thức sang ngủ tại thời điểm mà sóng não chúng ta dịch chuyển chậm lại. Lúc đó, cơ bắp bắt đầu thư giãn và hơi thở trở nên chậm, nhịp nhàng hơn so với ban ngày.
Mặt khác, giấc ngủ REM là giai đoạn ngủ dài nhất. Đồng thời, não hoạt động mạnh nhất trong suốt quá trình này. Ngoài ra, cơ thể sẽ có những biến đổi nhất định như nhịp tim tăng, và như tên gọi của nó thì mắt sẽ chuyển động nhanh hơn. Đây cũng là thời điểm não củng cố và lưu trữ trí nhớ dài hạn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu công bố rằng não bộ của mỗi người có tình trạng không giống nhau cho nên tác động của nó đến sức khỏe đến chúng ta sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì vậy còn rất nhiều bí ẩn về giấc ngủ và mối liên quan giữa nó với bộ não vẫn chưa được giải đáp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!