Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017

Lê Cường-Thứ tư, ngày 22/02/2017 15:37 GMT+7

VTV.vn - Yên Tử - nơi được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”, lưu giữ được nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiêng - hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách tham quan.

Yên Tử có tên gọi cũ là Bạch Vân Sơn - một ngọn núi kỳ vỹ quanh năm mây phủ. Nơi đây chứa đựng bao giá trị văn hóa lịch sử, tôn giáo đáng quý. Chính vì thế, nơi đây là sự lựa chọn của nhiều du khách trong các dịp lễ hội diễn ra hàng năm. 

Năm nay, với sự tham quan của hàng triệu du khách, Ban tổ chức bố trí thêm 30 xe điện, nâng tổng cộng số xe lên 68 chiếc (với giá vé từ 10.000 đ đến 15.000 đ/1 lượt, tùy theo chặng đường). Ngoài ra, còn có thêm loại vé trọn gói bao gồm dịch vụ xe điện và dịch vụ cáp treo khứ hồi (300.000 đ/ 1 người). Điều này tạo nên nhiều thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho những người đi lễ. 

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 1.

Du khách xếp hàng lên xe điện. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 2.

Có những ngày lượng du khách lên đến hàng chục ngàn người. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 3.

Cảnh đông người xếp hàng chờ đến lượt cáp treo trong những ngày lễ hội. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 4.

Hai bên đường rừng cây rậm rạp xanh mướt. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Ngoài việc lễ chùa, cảnh vật Yên Tử cũng mang đến cho du khách những giây phút tuyệt vời, hòa mình giữa thiên nhiên khoáng đạt. Đặc biệt, họ được ngắm rừng cây tùng cổ thụ hàng trăm năm tuổi duy nhất ở Việt Nam. 

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 5.

Cây tùng cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc nghiêng trên vách đá, vững trãi qua bao thăng trầm thời gian. (Ảnh: Lê Cường)

Ở độ cao 900m trên đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng là bức tượng vua Trần Nhân Tông - nơi du khách có thể dừng lại hành lễ, nghỉ ngơi, ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm. Bức tượng được đúc năm 2013 bằng đồng nguyên khối, cao 15m, nặng 138 tấn .  

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 6.

Tượng Vua Trần Nhân Tông trên đỉnh núi Yên Kỳ Sinh. (Ảnh: Thu Ngà)

Từ tượng vua Trần lên đến chùa Đồng là đường núi đá tự nhiên dốc thoai thoải với các tảng đá xếp thành đường đường mòn khá dễ đi. Nhưng cũng có những đoạn khá khó khăn đòi hỏi khách hành hương phải dùng cả tay, chân để trèo hoặc cần bạn đồng hành trợ giúp.

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 7.

Những dốc đá thoai thoải tự nhiên để leo lên chùa Đồng. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 8.

Từ trên dốc đá du khách có thể ngắm toàn cảnh núi non hũng vĩ. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Lên đến độ cao 1.068m là ngôi chùa Đồng (còn có tên Thiên Trúc tự, chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử. Theo dân gian khi lên đến địa điểm này, con người có thể cầu viện được "năng lượng vũ trụ" cho mọi mặt cuộc sống. 

Chùa Đồng được các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện và khánh thành vào năm 2007 với trọng lượng khoảng 70 tấn đồng, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên, được đục thành nhiều chi tiết khác nhau.  

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 9.

Những ngày không có mây, từ chùa Đồng nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, đẹp kỳ vỹ. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 10.

Cảnh du khách đứng chen nhau dâng lễ ở chùa Đồng. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Du xuân Yên Tử mùa lễ hội 2017 - Ảnh 11.

Nhiều người phải đứng từ xa lễ vọng (Ảnh: Nguyễn Duy).

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước