Greenland là một trong những địa điểm thực địa quan trọng đối với công tác nghiên cứu biến đổi khí hậu.
Đảo Disko ngoài khơi Greenland là nơi Giáo sư Morten Rasch, Đại học Copenhagen đang công tác. Ở hòn đảo hơn 80% băng tuyết, việc nghiên cứu đối mặt với vô số những thách thức của khí hậu khắc nghiệt. Vì thế, để tiếp sức cho các nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại đây, dự án The Ariston Comfort Challenge đã ra đời, mang đến một trạm trú ẩn tiện nghi cho cuộc sống nghiên cứu nơi cực Bắc.
Trong tình trạng nóng lên toàn cầu, Greenland đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Bạn có biết Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới và chứa 7% lượng nước sạch của thế giới dưới dạng băng tuyết? Không chỉ vậy, hệ thực vật phù du tại đây cũng là một trong những nguồn cung cấp khí oxy và hấp thụ CO2 cho hành tinh. Tuy nhiên, hệ sinh thái vùng cực nơi đây lại đang gánh chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ sự nóng lên của Trái Đất.
Theo NASA, kể từ năm 2000, Greenland đã mất hơn 4.000 tỷ tấn băng. Chỉ vỏn vẹn một tuần cuối tháng 7/2019, Greenland đã mất hơn 58 tỷ tấn băng, nhiều hơn 40 tấn so với bình quân cùng kỳ. Ước tính, nếu toàn bộ băng tuyết ở Greenland tan hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng lên thêm 7 mét. Ngoài ra, nhiệt độ tại Bắc Cực tăng lên cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ động thực vật nơi đây. Do đó, công tác nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Greenland là một hoạt động khoa học quan trọng cho sự tồn tại của nhân loại.
Do Bắc Cực là khu vực có ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn cầu, các nhà khoa học vùng cực rất quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái vùng này. Trong thực tế, khí hậu ở Bắc Cực có ảnh hưởng đến toàn thế giới, và những thay đổi tại Bắc Cực sẽ mang lại hậu quả cho cả thế giới.
Nhằm phục vụ cho các nghiên cứu tại Bắc Cực, Interact, một hệ thống gồm 88 trạm nghiên cứu được thiết lập. Trong suốt 30 năm qua, GS. Rasch dành tâm huyết của mình cho công việc nghiên cứu tại Bắc cực. Trước sự nóng lên toàn cầu, ông đã thực hiện một chương trình nghiên cứu kéo dài 18 năm tên "Theo dõi hệ sinh thái Greenland".
Để thực hiện các nghiên cứu tại Đảo Disko, các nhà khoa học phải trú ngụ trong những túp lều nhỏ như thế này.
Đặt mục tiêu đem lại sự thoải mái cho mọi người, dù trong điều kiện khắc nghiệt nhất, nhóm kỹ thuật viên Ariston đã giúp đỡ giáo sư Morten Rasch thiết lập một khu trú ẩn mang tên "the Comfort Zone" dành cho các nhà khoa học.
"Một hôm tôi nhận được một cuộc gọi từ Ariston; họ đề nghị hỗ trợ các dự án nghiên cứu khoa học bằng cách thiết lập thêm cơ sở tại đâu. Tôi nghĩ đây sẽ là một kế hoạch tuyệt vời cho nhóm nghiên cứu," GS. Rasch hồi tưởng.
Giáo sư Rasch và 3 kỹ thuật viên trong ngôi nhà The Comfort Zone.
Chia sẻ về chặng đường nghiên cứu của mình tại hòn đảo, GS. Rasch cho biết Greenland chính là sứ mệnh và giấc mơ của bản thân mình ngay từ bé. Bằng khát khao và đam mê đóng góp cho khoa học nghiên cứu vùng cực Bắc, ông đã dẫn dắt chương trình "Theo dõi hệ thống sinh thái Greenland" hơn 18 năm qua. Hơn ai hết, GS. Rasch hiểu rõ việc nghiên cứu hệ sinh thái Greenland đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán những thay đổi khí hậu của Trái Đất.
Tại đảo Disko, các nhà khoa học phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt và những cơn phẫn nộ của Mẹ Thiên Nhiên gần như mỗi ngày. Trong điều kiện bất lợi như vậy, các thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng thường hoạt động không hiệu quả. Do đó, việc thiết lập được "The Comfort Zone" ngay tại khu vực thực địa của các nhà khoa học sẽ giúp tạo điều kiện mở rộng nghiên cứu.
The Comfort Zone - ngôi nhà được trang bị thiết bị gia nhiệt để mang đến sự thoải mái cho các nhà khoa học.
Vào mùa đông, các nhà khoa học chỉ có thể ở ngoài trời trong khoảng 20 phút để bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ -40 độ C. Ngay sau thực địa ngoài trời, họ sẽ phải quay lại Arctic Station để nghỉ ngơi hồi sức vài tiếng. Thế nhưng, để di chuyển từ Arctic Station đến nơi nghiên cứu trong đảo Disko phải mất đến 1 tiếng rưỡi di chuyển, trong khi đó, công tác nghiên cứu đòi hỏi thu thập mẫu mỗi hai tiếng đồng hồ cả ngày lẫn đêm.
Không chỉ vậy, công tác nghiên cứu trong mùa đông lại càng quan trọng hơn nữa. Trước đây người ta thường nghĩ rằng mọi thứ trong vùng đều bị đóng băng trong gần hết năm, song gần đây đã có nhiều loại vi khuẩn được phát hiện ra vẫn hoạt động được trong suốt các tháng khắc nghiệt nhất.
Nhờ có The Comfort Zone, các nhà nghiên cứu vừa có thể nghỉ ngơi và phục hồi thân nhiệt một cách thoải mái, vừa có thể xem xét các mẫu vật thu thập được. Về đêm, họ cũng có thể thay phiên nhau nghỉ ngơi và thu thập mẫu nghiên cứu.
Giáo sư Rasch thực hiện các nghiên cứu trong The Comfort Zone
Hành trình ngoạn mục The Ariston Comfort Challenge kết thúc để lại một thành quả ý nghĩa cho khoa học cực Bắc, nơi có "trái tim" The Comfort Zone ấm áp. Để hoàn thành hành trình "vượt qua thử thách khắc nghiệt khẳng định chất lượng vượt trội" tại Bắc Cực, không chỉ cần những con người gan dạ sẵn sàng vượt qua hoàn cảnh khó khăn mà còn đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, bền bỉ chống chọi được với điều kiện thiếu thốn, khắc nghiệt nhất của Bắc Cực.