Bỏ thuốc lá ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giảm miễn dịch

PV-Thứ năm, ngày 07/05/2020 16:16 GMT+7

VTV.vn - Mỗi một điếu thuốc sẽ tàn phá dần mòn nội tạng, đặc biệt là phổi, cùng với đó là hệ miễn dịch dần suy yếu trước các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.

Theo WHO, hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập vào ngày 29/4 mới đây cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên COPD – nhóm các tình trạng viêm phế quản mạn tính và tổn thương cấu trúc phổi. Hệ miễn dịch suy yếu khiến các cơ quan này dễ nhiễm trùng hơn. Chính vì vậy để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giảm miễn dịch thì bỏ thuốc lá nên là phương pháp tính đến đầu tiên. 

Những tác hại chính do hút thuốc lá và chất nicotin gây ra: ung thư phổi, tỉ lệ người hút thuốc tăng cao thì ung thư phổi tăng cao; ung thư ở các bộ phận đầu và cổ: ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư mũi; ung thư thận và bàng quang; ung thư tuyến tụy và ung thư bộ phận sinh dục cả nam lẫn nữ, liên quan tới việc hút thuốc lá dẫn đến ung thư tử cung và ung thư dương vật; ung thư hậu môn và trực tràng. Bệnh đường hô hấp từ hút thuốc lá, ngửi mùi khói thuốc lá ảnh hưởng tới chức năng phổi qua mũi, miệng vòm họng, khí quản và vào phổi làm tắc nghẽn mãn tính gây nên hen xuyễn nhiễm trùng đường hô hấp. Hút thuốc lá gây nên bệnh tim mạch và huyết áp, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và đột tử. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ mai sau. Đó là những nguy hại cụ thể và còn chưa kể hết một số bệnh nữa do hút thuốc lá và chất nicotin gây ra.

Bỏ thuốc lá ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giảm miễn dịch - Ảnh 1.

Việc hút thuốc ảnh không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ về lâu dài

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người hút thuốc, tác động của hút thuốc lá thụ động còn ảnh hưởng sâu sắc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh: Nhiễm trùng tai Hen suyễn Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi Ho và khò khè Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vì vậy bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh trước tác động của khói thuốc là trách nhiệm của người lớn. 

Để ngăn ngừa tình trạng suy giảm miễn dịch và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bỏ hút thuốc lá là việc đầu tiên cần thực hiện. Cùng với đó, người nghiện thuốc nên kết hợp các hoạt động ăn uống khoa học, đúng cách, bổ sung đủ vitamin, tập thể dục thường xuyên, hít thở không khí trong lành và tránh tiếp xúc những nơi dễ nhiễm bệnh. Một lối sống lành mạnh không khói thuốc sẽ chất lượng và an toàn hơn cho chính bạn và những người thân trong gia đình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước