Nó không chỉ cho chúng ta biết về sự hình thành một hành tinh, nó có thể dẫn chúng ta đến việc khám phá một thế giới có thể ở được.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra 3 ngoại hành tinh mới.
Xung quanh một sao lùn đỏ yên tĩnh khác thường cách xa 73 năm ánh sáng, vệ tinh TESS săn tìm hành tinh đã xác định được ba hành tinh kì lạ. Trong đó, một thế giới toàn đá chỉ lớn hơn Trái Đất một chút và hai sao có kích thước gấp đôi Trái Đất.
Chúng dường như được liên kết trong một chuỗi cộng hưởng, tương tác hấp dẫn để tạo ra một mô hình trong quỹ đạo của chúng.
Mã hiệu chung của chúng là TOI-270. Trong đó có các hành tinh TOI-270b (hành tinh đá), TOI-270c và TOI-270d.
"TOI-270 là một Disneyland thực sự cho khoa học ngoại hành tinh. Bạn thực sự có thể làm tất cả những điều bạn muốn làm trong khoa học ngoại hành tinh với hệ thống này", nhà vật lý thiên văn Maximilian Günther thuộc Viện nghiên cứu vật lý và vật lý thiên văn Kavli của MIT cho biết.
Thực tế, không có ngôi sao nào trong số cả ba có khả năng có thể ở được. TOI-270b, một hành tinh đá có kích thước gấp 1,25 lần Trái Đất, là ngôi sao gần nhất quay xung quanh trong quỹ đạo hoàn chỉnh cứ sau 3,4 ngày. Trong số hai ngôi sao còn lại, một ngôi sao có kích thước gấp 2,42 lần Trái Đất, ngôi sao con lại có kích thước gấp 2,13 lần.
Ngôi sao nhỏ hơn có quỹ đạo 11,4 ngày, có nghĩa là bầu khí quyển bên ngoài của nó có thể ở được, nhưng nó có thể có một bầu không khí rất dày tạo ra hiệu ứng nhà kính, khiến bề mặt quá nóng để có thể sống sót.
Tuy nhiên, hệ thống đặc biệt của các ngôi sao được giới khoa học đánh giá là một cơ hội hiếm có giúp tìm hiểu thêm về cách các hành tinh khác nhau hình thành, và tại sao một số là hành tinh đá rất nhỉ và một số rất lớn và chứa nhiều khí.
"Chúng ta tìm thấy rất ít hành tinh như thế này trong khu vực có thể ở được và điều này rất hiếm", nhà vật lý thiên văn Stephen Kane thuộc Đại học California Riverside nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!