Tiểu hành tinh này được phát hiện bởi đài quan sát SONEAR của Brazil cách đây vài ngày và sự hiện diện của hành tinh này được công bố chỉ vài giờ trước khi nó lướt qua Trái đất.
Tiểu hành tinh, được đặt tên là 2019 OK, không phải là mối đe dọa đối với Trái đất ngay bây giờ. Tuy nhiên, 2019 OK và các tiểu hành tinh khác gần Trái đất vẫn tiềm ẩn nguy cơ thực sự.
Việc thiếu cảnh báo về sự xuất hiện của tiểu hành tinh cho thấy những nguy hiểm tiềm ẩn khi các tiểu hành tinh có khả năng nhanh chóng áp sát địa cầu như thế nào.
Sự kiện vụ nổ Tunguska năm 1908 và thiên thạch Chelyabinsk va chạm Trái đất năm 2013 có sức phá hoại tương đương với vụ nổ hạt nhân lớn và trong trường hợp tính toán sai lầm, một tác động của thiên thạch có thể tàn phá cả một thành phố.
Các nhà thiên văn học nhận thức rõ về những rủi ro khi các tiểu hành tinh đâm vào Trái đất. Các miệng núi lửa, hậu quả để lại sau những vụ va chạm, có thể được tìm thấy trên toàn cầu và một số ví dụ tương đối mới có thể kể tới là miệng núi lửa Wolfe Creek ở phía bắc Australia và miệng núi lửa Meteor Crater ở Arizona.
Một tác động do thiên thạch khổng lồ gây ra cách đây 65 triệu năm gần Chicxulub ở Mexico đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Do đó, các nhà thiên văn học trên toàn cầu đã dành nhiều nỗ lực để xác định mức độ đe dọa của các tiểu hành tinh gần Trái đất và xác định các tiểu hành tinh có thể gây ra mối đe dọa đáng kể.
Các tiểu hành tinh thường cách Trái đất rất xa. Chúng giống với các ngôi sao hơn là những tảng đá lởm chởm. Tuy nhiên, do các tiểu hành tinh di chuyển xung quanh hệ Mặt trời, quỹ đạo di chuyển của chúng thường có liên quan tới những ngôi sao xa xôi. Do đó, các nhà thiên văn học có thể khám phá các tiểu hành tinh bằng cách lấy các chuỗi hình ảnh và tìm kiếm các vật thể di chuyển từ hình ảnh này sang hình ảnh khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!