Khám phá siêu đường hầm dưới biển trị giá 25 tỷ USD

Theo Dân trí-Thứ hai, ngày 25/07/2016 16:13 GMT+7

VTV.vn- Đường hầm dưới biển ở độ sâu 1.2 km là công trình đầu tiên trên thế giới, đi xuyên Na Uy. Đây là giải pháp giúp giảm tải giao thông, tránh ảnh hưởng bởi thời tiết.

Na Uy nổi tiếng với những tuyến đường đẹp nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia xinh đẹp thuộc khu vực Bắc Âu này vẫn bị ảnh hưởng nhiều vì thời tiết khắc nghiệt khiến mùa đông các con đường bị đóng băng, người dân đi lại khó khăn. Tất cả sẽ thay đổi khi dự án công trình đường hầm nằm dưới vịnh Sogne ở độ sâu 1.2km dưới đáy biển được khởi công.

Đường hầm dưới biển đầu tiên trên thế giới, gồm hai đường ống dài. Mỗi đường ống được thiết kế 2 làn xe, một làn dành cho xe đi lại, một làn dành cho trường hợp khẩn cấp và sửa chữa.
Đường hầm dưới biển đầu tiên trên thế giới, gồm hai đường ống dài. Mỗi đường ống được thiết kế 2 làn xe, một làn dành cho xe đi lại, một làn dành cho trường hợp khẩn cấp và sửa chữa.

Được biết, đây chính là đường hầm dưới biển đầu tiên trên thế giới. Thay vì mất cả ngày di chuyển như trước kia, đường hầm giúp giảm thời gian đi lại từ 21 tiếng xuống hơn 11 tiếng. Theo Wired, đường hầm được thiết kế chạy theo nhiều vịnh hẹp, dọc theo bờ biển. Tổng chi phí công trình lên tới 25 tỷ USD.

Tổng chi phí công trình lên tới 25 tỷ USD.
Tổng chi phí công trình lên tới 25 tỷ USD.

Công trình gồm 2 ống kép chạy xuyên suốt vịnh với các phà nổi trên mặt nước để ống không bị chìm, kết hợp cùng trục kết nối gia cố toàn bộ hệ thống. Các phà nổi đặt cách xa nhau đủ rộng để tàu đi qua. Mỗi ống được thiết kế đủ chỗ cho hai làn xe, một làn để đi lại, còn một làn dành cho trường hợp khẩn cấp hay sửa chữa công trình.

Đường hầm sẽ kết nối giữa Oppedal và Lavik.
Đường hầm sẽ kết nối giữa Oppedal và Lavik.

Đường hầm được thiết kế đảm bảo chịu được ảnh hưởng khắc nghiệt nhất của thời tiết hay các hiện tượng tự nhiên như băng giá, chuyển động thủy triều. Do nằm sâu 1.2 km dưới biển, công trình không bị ảnh hưởng bởi gió và sóng.

Dọc theo vị trí đường ống là các phà nổi với khoảng cách nhất định, đặt xa nhau, đủ chỗ cho tàu bè qua lại.
Dọc theo vị trí đường ống là các phà nổi với khoảng cách nhất định, đặt xa nhau, đủ chỗ cho tàu bè qua lại.

Hiện tại, người ta vẫn đang tiến hành các cuộc khảo sát địa chất. Một khi kế hoạch được phê duyệt, đường hầm có thể được xây dựng trong khoảng thời gian từ 7 đến 9 năm. Arianna Minoretti, kỹ sư cao cấp của Cục Quản lý Đường bộ Na Uy, cho biết, việc lái xe ở đây tương tự như lái xe qua các đường hầm thông thường.

Đường hầm Gotthard - Cầu nối gắn kết toàn châu Âu Đường hầm Gotthard - Cầu nối gắn kết toàn châu Âu

VTV.vn - Đường hầm Gotthard được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng giao thông tại châu Âu và trở thành cầu nối gắn kết người dân châu Âu gần nhau hơn.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước