Kiên Giang chú trọng phát triển Múa hát Lâm thôn của người Khmer

PV - Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang-Thứ hai, ngày 24/06/2024 07:56 GMT+7

Thành viên Câu lạc bộ Múa hát Lâm thôn ấp An Phú, xã Vĩnh Phước B (Gò Quao) biểu diễn tại sự kiện của xã Vĩnh Phước B.

VTV.vn - Điệu múa dân gian của người Khmer luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Lâm thôn là điệu múa dân gian được đồng bào dân tộc Khmer yêu thích, từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống, hoạt động không thể thiếu tại các sự kiện lễ, tết, hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Việc mang lời ca, tiếng hát, điệu múa đặc trưng của dân tộc Khmer lên sân khấu biểu diễn nhằm quảng bá nét đẹp truyền thống của dân tộc đến cộng đồng là mong ước của nhiều người. 

Tại ấp An Phú, xã Vĩnh Phước B (Gò Quao), tỉnh Kiên Giang, có câu lạc bộ Múa hát Lâm thôn gồm 20 thành viên thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2018. Đến nay câu lạc bộ ngày càng hoạt động hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Hầu hết các thành viên của câu lạc bộ là học sinh, đoàn kết, tích cực tham gia sinh hoạt, luyện tập vào buổi tối của hai ngày cuối tuần. Mỗi thành viên có hoàn cảnh, độ tuổi khác nhau nhưng đều có một điểm chung đó là tình yêu với nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer. 

Nội dung sinh hoạt được Ban chủ nhiệm câu lạc bộ chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản nhằm mang lại hiệu quả trong từng buổi sinh hoạt. Việc duy trì tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các thành viên giao lưu, giải trí, trau dồi kỹ năng hát, múa, từ đó thêm yêu điệu múa lâm thôn, có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Điệu múa Lâm thôn là món ăn tinh thần không thể thiếu sau những giờ lao động của đồng bào dân tộc Khmer. Vào các dịp tết, lễ hội truyền thống của dân tộc hay nghi thức mừng nhà mới, đám cưới, đồng bào Khmer thường tổ chức múa lâm thôn, tạo nên không khí giao lưu phấn khởi, đoàn kết trong cộng đồng.

Múa Lâm thôn vui nhộn, dung dị, người múa có sự phối hợp giữa các động tác tay, chân kết hợp toàn thân uyển chuyển, nhịp nhàng theo từng điệu nhạc. Khi tiếng trống, nhạc vang lên, từng đôi nam nữ, già trẻ cùng uyển chuyển bước ra sân, hòa mình vào điệu múa tập thể, cùng di chuyển múa thành vòng tròn hoặc múa thành hàng, không giới hạn số người tham gia. Người tham gia có thể tổ chức múa ở mọi nơi từ nơi sân khấu, sân chùa hay sân nhà vào những dịp lễ hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước