Kỹ năng sống chung với thiên tai của người dân Na Uy

Minh Nguyệt-Thứ sáu, ngày 16/08/2024 13:47 GMT+7

VTV.vn - Người dân tại một vùng núi ở Na Uy luôn được trang bị các kỹ năng cần thiết để ứng phó với những thảm họa thiên nhiên bất ngờ.

Núi Akerneset ở phía tây Na Uy, phủ đầy rêu xanh và bụi cây, đã từ từ vỡ vụn trong nhiều thập kỷ. Sườn phía đông của nó mất tới 10 cm mỗi năm và dần dần trượt xuống vịnh hẹp bên dưới.

Nhà địa chất Lars Harald Blikra đã theo dõi những chuyển động này suốt 20 năm qua.

Ông Blikra cho biết: "Toàn bộ sườn núi bị lỏng lẻo và đang di chuyển. Nó có thể tạo ra một vụ sạt lở khá lớn, gây sóng thần cao hàng chục mét, đe dọa rất nhiều thị trấn, làng mạc gần vịnh hẹp".

Cảnh báo đáng sợ này có thể xảy ra trong 2,3 năm tới hoặc lâu hơn trong 50 năm nữa. Hiện chưa có gì là chắc chắn.

Nằm ở phía cuối bên trong của vịnh hẹp, làng Hellesylt và Geiranger có nguy cơ cao nhất. Các điểm du lịch nổi tiếng này có thể bị nhấn chìm bởi sóng thần.

Kỹ năng sống chung với thiên tai của người dân Na Uy - Ảnh 1.

Người dân làng Hellesylt và Geiranger được trang bị kỹ năng ứng phó với thiên tai.

Ông Olav Arne Merok (Người dân Geiranger) nói: "Chúng ta đang ở độ cao khoảng 30-40 mét so với mực nước biển. Chắc chắn rằng nếu sóng cao tới 90 mét, chúng ta sẽ chìm dưới nước".

Do nguy hiểm rình rập, Akerneset là một trong những ngọn núi được theo dõi chặt chẽ nhất trên thế giới. Một loạt các thiết bị GPS và địa hình trên bề mặt và các cảm biến sâu bên trong ruột núi đo mọi chuyển động của nó để phát ra báo động nếu cần thiết. Theo các nhà địa chất, chắc chắn thiết bị này sẽ đưa ra cảnh báo khi sườn núi bị sạt lở xuống vịnh. Theo tính toán, vụ sạt lở lớn sẽ có thể đưa ra cảnh báo đủ sớm để sơ tán người dân khỏi khu vực.

Ông Einar Arve Nordang - Thị trưởng làng Hellesylt và Geiranger - cho biết: "Việc sơ tán hàng nghìn người khỏi một khu vực nhỏ vì nguy cơ lở đất là một kịch bản ác mộng đối với một thị trưởng. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng".

Tất cả các kế hoạch khẩn cấp đã được thiết lập, mỗi cơ quan đều biết phải làm gì khi đến lúc và người dân thường xuyên được cập nhật về các diễn biến qua tin nhắn SMS, internet, Facebook, TikTok...

Trong khi đó, trên đỉnh Akerneset, các chuyên gia đang cân nhắc những cách để làm chậm lại quá trình sụp đổ của ngọn núi. Trì hoãn 100 năm, 200 năm hay cả nghìn năm nữa càng tốt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước