Nếu trời nóng, hãy uống nhiều nước hơn
Thông thường, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể. Nếu lượng nước hấp thụ giảm đến mức cơ thể bị mất nước, cơ thể sẽ ngừng hoạt động. Vì vậy, nếu bạn ra ngoài vào một ngày nắng nóng, làm việc, tập thể dục hoặc đi bộ đường dài, hãy uống nước trước khi bạn cảm thấy khát. Bạn uống bao nhiêu tùy thuộc vào những hoạt động bạn đang thực hiện, nhưng hãy duy trì đều đặn, uống 1 - 2 h/lần, cân bằng giữa lượng chất lỏng và thức ăn thu nạp vào cơ thể của bạn. Và hãy để ý đến việc uống nước của trẻ.
Chú ý đến thứ bạn uống
Thông thường là uống nước lọc, nhưng trên thực tế việc đưa chất lỏng vào cơ thể phức tạp hơn bạn nghĩ. Nếu bạn có dung dịch bù nước bằng đường uống, hãy sử dụng dung dịch đó, nhưng hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi uống. Và tránh dùng thuốc lợi tiểu, những thứ khiến bạn buồn tiểu như rượu, cà phê và trà, cũng như đồ uống có đường như nước ngọt và nước uống thể thao. Chúng có thể gây tiêu chảy và khiến bạn bị mất nhiều nước nặng hơn.
Phát hiện sớm và kịp thời các dấu hiệu bị mất nước
Hãy chú ý tới các dấu hiệu, triệu chứng tình trạng mất nước của bản thân bạn, trẻ em hay người lớn tuổi mà bạn đang ở cùng. Theo đó, bạn hay người xung quanh có cáu kỉnh hay bồn chồn không; họ có đôi mắt trũng sâu, mạch nhanh hay họ đang uống rất nhanh; khi véo vào da, da có giãn ra và từ từ trở lại trạng thái bình thường không; nước tiểu của bạn có bị sẫm màu hay nặng mùi không; hay hơi thở của bạn có mùi? Với những dấu hiệu này, cơ thể của bạn có thể đã bị mất nước ở một mức độ nhất định, đã đến lúc cần được xử lý bù nước.
Dấu hiệu bị mất nước nghiêm trọng
Dấu hiệu bị mất nước dẫn đến tình trạng nguy hiểm thực sự gồm hôn mê hoặc bất tỉnh; không có mạch hoặc mạch yếu; bạn có thể cảm nhận được bất kỳ hơi thở nào không; họ có thở khò khè, thở rít, thở gấp, đổ mồ hôi, phùng mũi không? Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu ban đầu như mắt trũng sâu, da khô không hồi phục khi bị véo. Khi đã bị mất nước, bạn sẽ khó uống nước.
Nguy cơ mất nước phổ biến hơn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già
Tình trạng mất nước có thể xảy ra với bất kỳ người nào. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, trẻ em và người già có nguy cơ mất nước cao hơn. Thuốc lợi tiểu để hạ huyết áp có thể làm cho tình trạng mất nước dễ xảy ra hơn, cũng như một số loại thuốc tiểu đường khác. Do đó, hãy đề nghị bác sĩ của bạn kiểm tra. Đối với trẻ em, hãy kiểm tra xem trẻ có buồn ngủ, sốt, lưỡi hoặc miệng khô hoặc dính, khóc không ra nước mắt hay tã/bỉm khô hơn ba giờ trở lên không.
Lộ trình bù nước
Để bù nước, bạn cần bổ sung chất lỏng, đường, chất điện giải, các khoáng chất như natri, kali, canxi, cloride và phosphate giúp cơ thể và trí óc hoạt động. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể uống thêm dung dịch bù nước. Các biện pháp khắc phục nhanh chóng khác gồm ăn trái cây, rau, đồ ăn nhẹ có vị mặn và một số món ăn như sữa. Trong những trường hợp mất nước nghiêm trọng, người bệnh cần được bác sĩ điều trị hoặc thậm chí nhập viện.
Nước phải sạch
Ở các quốc gia giàu, người dân vẫn coi việc có và sử dụng nước sạch là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nước có thể là thứ xa xỉ mà người dân ở các quốc gia nghèo hơn không có. Cụ thể, cứ 3 người trên thế giới thì có 1 người bị thiếu nước sạch. Và ở một số nước kém phát triển nhất, ngay cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe cũng bị thiếu nước. Đó thường là những nơi nóng nhất trên Trái đất, khiến người dân khó giữ đủ nước và khỏe mạnh.
Đừng lạm dụng, uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng thừa nước và có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng mất nước. Điều này xảy ra khi thận của bạn không xử lý được chất lỏng trong cơ thể, có thể dẫn đến nồng độ natri trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường hoặc hạ natri máu. Natri là chất điện giải giúp điều chỉnh lượng nước trong và ngoài tế bào. Và việc hạ natri máu, mất nước quá mức có thể gây phù não dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu nước tiểu của bạn luôn trong, đừng uống thêm quá nhiều nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!