Nếu như làng Song Hồ ở Bắc Ninh, làng Văn Hội, Thường Tín, Hà Nội là nơi chuyên sản xuất tiền vàng, quần áo và đồ trang sức hàng mã thì làng Phúc Am, Thường Tín chủ yếu sản xuất đồ các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền, nhà…phục vụ hoạt động tín ngưỡng. Làng nghề làm hàng mã hoạt động và sản xuất quanh năm, nhưng rộn ràng hơn vào dịp lễ, Tết.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Rằm tháng 7, hoạt động sản xuất và mua bán tại làng Phúc Am cũng có nhiều khác biệt so với những năm trước.
Nếu như trước kia, làng Phúc Am chủ yếu sản xuất đồ phục vụ cúng tế như hình nhân, voi, ngựa… thì vài năm trở lại đây, người làm nghề còn nhập những mặt hàng như quần áo, mũ, nhà bằng vàng mã để bắt kịp với thị hiếu của người dân. Đôi khi là các sản phẩm công nghệ hàng mã, chưa có ở thị trường thật nhưng đã có mặt tại đây.
Tín ngưỡng hay tôn giáo là sự phản ánh của thế giới thực mà con người đang sống. Con người luôn lấy sự tồn tại và nhu cầu của chính mình để xây dựng nên thế giới tâm linh. Tuy nhiên với sức mua giảm khiến cho không khí làng nghề không quá tất bật, cũng bởi cũng có nhiều thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức của mọi người.
Đốt vàng mã xưa nay được coi như một phương tiện kết nối giữa người sống và người đã mất. Với những thay đổi trong nhận thức, việc hạn chế đốt vàng mã là tín hiệu tích cực cân bằng đời sống tâm linh và thực tế cuộc sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!