Một đạo luật được thông qua vào tháng 12/2022 vừa qua cho phép FDA có thể tùy chọn phê duyệt các loại thuốc chỉ được thử nghiệm trong các nghiên cứu, không cần thiết phải thử nghiệm cả trên động vật. Tuy nhiên, việc áp dụng đạo luật này có thể sẽ không xảy ra sớm bởi tuy các mô hình thử nghiệm phi động vật gần đây đã phát triển đáng kể, những công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Trước đây, FDA thường yêu cầu các loại thuốc phải được thử nghiệm ở một loài gặm nhấm và một loài không gặm nhấm trước khi được thử nghiệm trên cơ thể người. Tuy nhiên, cách thức này cũng không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Hơn 90% số thuốc vượt qua thử nghiệm ban đầu trên động vật bị ghi nhận thiếu hiệu quả và không an toàn ở người, theo một đánh giá năm 2019 trên tạp chí Translational Medicine Communications.
Một trong những giải pháp thay thế phương pháp này là “chip nội tạng” - thiết bị nhỏ chứa mô người sống và mô phỏng nội cơ thể. Tuy nhiên, việc thay thế mô hình động vật bằng chip nội tạng sẽ chỉ được triển khai dần dần vì còn cần phải đánh giá cơ chế hoạt động, xác định xem nó có làm hỏng tế bào tim hay không. Hơn nữa, việc sử dụng “chip nội tạng” thay thế cho động vật cũng cần được đánh giá trên một quy mô lớn.
Các nhà khoa học đánh giá rằng khi các mô hình dựa trên AI ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, càng có nhiều dữ liệu hơn, chúng sẽ đưa ra được kết quả có độ chính xác càng đáng tin cậy. Khi đó, FDA sẽ sẵn sàng xem xét dữ liệu từ các thử nghiệm phi động vật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!