Việc hạn chế hay loại trừ chất béo trong khẩu phần ăn sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được nhóm vitamin A, D, E, K - những vitamin chỉ hòa tan trong chất béo. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng thị giác, khả năng đáp ứng miễn dịch, tạo máu, tăng trưởng và chống lão hóa.
Các chuyên gia khuyến cáo, chất béo nên chiếm khoảng 20-25% khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.
Chất béo đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể?
So với các nhóm dưỡng chất khác, nhu cầu về chất béo với cơ thể con người không cao nhưng nó lại là nhóm thực phẩm rất cần thiết cho sức khỏe.
ThS. BS Doãn Thị Tường Vy, Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho biết, chất béo (lipid) có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Nó là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn trong cơ thể. 1g chất béo có thể cho tới 9 calo, trong khi 1g chất đạm hoặc 1g chất đường chỉ cho khoảng 4 calo. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, khẩu phần ăn trong chất béo nên chiếm khoảng từ 20-25%.
Chất béo, đặc biệt là nhóm axit béo không no chuỗi dài (omega-3 và omega-6) chiếm tới 60% tế bào não. Chất béo cũng tham gia cấu tạo, bao bọc dây thần kinh, giúp tăng sự nhạy bén cho trí não, giúp bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do nguyên nhân tuổi tác.
Ngoài cung cấp năng lượng, chất béo còn là dung môi hòa toàn các vitamin như vitamin A, D, E, K và một số hoạt động khác trong cơ thể.
Về khía cạnh thẩm mỹ, chất béo giúp da căng bóng, mịn màng. Chất béo dự trữ dưới da giúp điều hòa cơ thể.
Chất béo có lợi (HDL) có trong dầu thực vật, một số loại cá, một số loại quả và hạt, socola đen.
Nhóm chất béo chuyển hóa (Trans Fat) được khuyến cáo không nên sử dụng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!