Không chỉ làm mất mỹ quan của ngôi nhà, nấm mốc còn là nguy cơ gây ra các bệnh về hô hấp, chàm và dị ứng.
Nấm mốc phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt hoặc thiếu thông gió, bao gồm trên tường, trần nhà, vật liệu cách nhiệt, nệm, thảm, gạch và gỗ.
Theo Peter, việc đón gió vào nhà đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ không khí ẩm mốc, tù đọng - nơi sinh sôi của nấm mốc.
"Mở cửa sổ ngay sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với chất lượng không khí trong nhà".
Cần vệ sinh nấm mốc thường xuyên để không gây hại sức khỏe
Việc thông gió như vậy không chỉ có tác dụng ngăn ngừa nấm mốc mà còn cân bằng nhiệt độ phòng ngủ, tạo điều kiện tốt hơn cho giấc ngủ ngon. Peter gợi ý rằng chỉ cần thông gió cửa sổ trong 10-15 phút, ba đến năm lần mỗi ngày là đủ.
Ông cũng khuyên nên giảm nhiệt độ vào ban đêm và để ánh sáng mặt trời chiếu vào ban ngày để ngăn ngừa nấm mốc phát triển đồng thời tăng cường không khí tự nhiên trong nhà.
Cách loại bỏ nấm mốc
Để vệ sinh nấm mốc thường xuyên, chuyên gia khuyên nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ hoặc giấm.
Thuốc tẩy có thể được sử dụng trên các bề mặt không xốp như gạch và trong phòng tắm nhưng không nên sử dụng cho các vật liệu như gỗ hoặc vách thạch cao.
Các giải pháp không độc hại khác để diệt nấm mốc bao gồm: hydrogen peroxide pha loãng theo với nước theo tỷ lệ 1:1, baking soda pha loãng (2 thìa canh với 2 cốc nước), tinh dầu cây trà pha loãng (2 thìa cà phê với 2 cốc nước hoặc giấm trắng) hoặc chiết xuất hạt bưởi pha loãng (10 giọt với một cốc nước)
Xịt dung dịch này vào nấm mốc, để yên trước khi lau sạch khu vực đó và để khô.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!