Mẹo nhỏ giúp bố mẹ dễ dàng "sai khiến" bé

Theo H.A/Dân trí-Thứ ba, ngày 15/11/2016 10:16 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Cáu gắt mất bình tĩnh thậm chí la hét không ích gì vì có thể sự bướng bỉnh của trẻ khi bị mắng còn khiến bạn bực hơn. Vì thế, muốn con hợp tác, bố mẹ cần "có võ".

1. Đưa ra lời khen ngợi

Bạn gọi một người như thế nào, họ sẽ trở thành người đúng như thế. Để đảm bảo trẻ giữ được những đặc điểm tích cực, bạn phải khen ngợi trẻ trước, bé sẽ có xu hướng làm theo lời tán dương của bạn, để chứng tỏ mình thực sự tuyệt vời như thế.

Lời nói có sức mạnh khủng khiếp nên bạn đừng gán cho con những cái tên xấu, những tính cách tiêu cực (cho dù đứa trẻ có thực sự chưa được như bạn mong đợi). Tuyệt đối không nói "Con chẳng bao giờ (làm chuyện này, chuyện kia)", bởi con bạn chắc chắn sẽ không bao giờ làm thật nếu luôn được nghe bạn nói như vậy.

2. Cho con sự lựa chọn

Thay vì nói "Con muốn bắt đầu làm bài tập chưa?" hay "Chẳng phải đến giờ học rồi sao?", bạn nên vẽ ra cảnh cụ thể hơn để câu trả lời của trẻ không thể là "không" được. Ví dụ bạn sẽ nói: "Con muốn làm bài tập bằng bút chì hay bút mực xanh?". Bọn trẻ sẽ trở nên quan tâm hơn đến lựa chọn bạn đưa ra mà quên mất rằng lúc đầu chúng không muốn làm bài tập.

Mẹo nhỏ giúp bố mẹ dễ dàng sai khiến bé - Ảnh 1.

3. Nhìn vào mắt con

Im lặng duy trì ánh nhìn vào mắt trẻ trong khi chúng đang cố gắng "mặc cả" hay thuyết phục bạn một điều gì đó là "miếng võ" hay vì bạn sẽ thấy con cuối cùng tự quay ra đàm phán với chính mình cũng có nghĩa là buổi mặc cả đã kết thúc.

4. Nghĩ cách giúp con cười

Khi tâm trạng của bé không tốt, bạn nên ngồi xuống bên con, nhìn thẳng vào mắt bé và nói điều gí đó để giúp bé giải tỏa tâm trạng.

5. Thừa nhận những "khiếu nại" của con

Nếu bạn muốn cho ai đó bình tĩnh, bạn cần phải cảm thông với họ và những điều đang làm cho họ phiền lòng bằng cách chia sẻ kiểu như "Mẹ hiểu tại sao con tức giận... Con có lý do để bực bội... Chuyện này cũng sẽ khiến bố bực đấy nếu rơi vào bố...". Khi nhận được sự công nhận mình muốn, trẻ sẽ trở nên bình tĩnh hơn.

6. Hạ thấp giọng khi nói chuyện với con

Trong một cuộc tranh luận với con, bạn nên nói giọng nhẹ nhàng. Cách này buộc trẻ phải lắng nghe tích cực dẫn đến suy nghĩ tích cực. Khi lắng nghe và suy nghĩ, trẻ không la hét, cãi hay nói lại nữa.

9 điều cha mẹ nên nói với trẻ mỗi ngày 9 điều cha mẹ nên nói với trẻ mỗi ngày Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục Kỹ năng bày tỏ cảm xúc Kỹ năng bày tỏ cảm xúc

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước