Uống nước
Thói quen uống nước thường xuyên giúp cơ thể bạn hạ nhiệt, từ đó ngăn mồ hôi tiết ra bên ngoài. Ngoài ra, cố vấn y khoa Mehta cũng cho biết việc uống nước cũng là một báo hiệu cho cơ thể biết thời điểm nên ngừng tiết mồ hôi.
Sử dụng các chất chống mồ hôi thay vì chất khử mùi
Các chất khử mùi được sản xuất để che dấu mùi hôi, trong khi đó những chất chống mồ hôi giúp ngăn ngừa mồ hôi và mùi tiết ra từ cơ thể. Vì thế, bạn nên sử dụng các chất chống mồ hôi thay vì chất khử mùi.
Tuy nhiên, những ai đang mắc các bệnh về thận nên cân nhắc khi sử dụng các chất chống mồ hôi vì cơ thể họ không thể lọc sạch thành phần muối nhôm có bên trong các sản phẩm này.
Ưu tiên những chất liệu vải thoáng khí
Bạn cũng nên chọn những chất liệu vải có trên quần áo thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt nếu cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều. Bên cạnh quần áo, bạn cũng cần sử dụng các loại vớ thoáng khí nhằm giữ bàn chân luôn khô ráo và mát mẻ.
Hạn chế sử dụng các loại thuốc kích thích đổ mồ hôi
Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng cơ thể đổ nhiều mồ hôi bất thường. Theo cố vấn y khoa, những loại thuốc kích thích đổ mồ hôi bao gồm: Prednisone (thường được sử dụng cho các bệnh thấp khớp và dị ứng); Escitalopram (thuốc dùng để điều trị trầm cảm và lo lắng) và Ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị sốt và đau).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!