Một nghiên cứu về mùi hương đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy các nhà khoa học đã xác định và tái tạo được mùi hương của cồn thuốc sử dụng trong quá trình ướp xác công phu thời Ai Cập cổ đại (khoảng năm 1450 TCN).
Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạo ra một loại dầu dưỡng được làm từ sáp ong, dầu thực vật, chất béo, bitum, nhựa Pinaceae, một chất balsamic và nhựa cây dammar hoặc pistacia. Loại dầu dưỡng này được cho là có mùi hương giống với mùi cồn thuốc của quá trình ướp xác. Các nhà nghiên cứu đã tái tạo mùi hương này sau khi phát hiện một lớp cặn hữu cơ mỏng còn sót lại dưới đáy rỗng của một chiếc lọ chứa các cơ quan ướp xác trong lăng mộ hoàng gia King's Valley 42 vào năm 1900 ở Luxor, Ai Cập ngày nay.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết những mùi hương khác nhau cũng được sử dụng để ướp xác tùy theo vai trò của họ trong xã hội Ai Cập cổ đại. Do đó, mùi hương của xác ướp cũng khác nhau ở một vài điểm.
"Đối với mũi của chúng ta, mùi nhựa thông ấm áp có thể gợi nhớ đến các sản phẩm tẩy rửa và mùi lưu huỳnh của nhựa đường có thể khiến chúng ta liên tưởng đến nhựa đường", chuyên gia về lịch sử giác quan William Tullett cho biết, "Nhưng đối với người Ai Cập, những mùi hương này rõ ràng mang nhiều ý nghĩa khác liên quan đến tâm linh và địa vị xã hội".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!