Ngành mỹ phẩm không còn bị đóng mác "phù phiếm, xa xỉ"
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da của người Việt Nam cũng dần trở nên phổ biến hơn. Sau thời kỳ dịch bệnh COVID-19, các sản phẩm làm sạch da, vệ sinh cao cấp và nước rửa tay đã trở thành nhóm mặt hàng chủ lực mới trong ngành mỹ phẩm , thay đổi thói quen giữ vệ sinh thiết yếu của đông đảo người dân.
Mặt khác, nhu cầu làm đẹp nói chung cũng đang dần được nhìn nhận là một nhu cầu thiết yếu chính đáng, giúp các cá nhân tự tin hơn trong giao tiếp, tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển bản thân… Do đó, không chỉ là một mảng kinh doanh tiềm năng về kinh tế, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về văn hóa, xã hội.
Không chỉ phục vụ tiêu dùng, ngành mỹ phẩm Việt dần đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế, xã hội
Nỗ lực đóng góp phát triển kinh tế – xã hội
Trong làn sóng phát triển của thị trường mỹ phẩm nói chung, không thể không kể đến những nỗ lực của các thương hiệu mỹ phẩm thuần Việt như Cỏ Mềm. Được thành lập từ năm 2015, Cỏ Mềm đã phát triển hệ thống chuỗi gần 40 cửa hàng phân phối, đưa ra thị trường hàng triệu sản phẩm với tiêu chí "LÀNH và THẬT", góp phần cải thiện thói quen sử dụng mỹ phẩm của người Việt, tránh xa hóa chất độc hại và tìm về với các nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên.
Dự án trồng sâm Lai Châu của Mỹ phẩm Cỏ Mềm góp phần phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên địa phương.
Cỏ Mềm luôn chú trọng nghiên cứu và nâng tầm các loại thảo mộc Việt. Các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc tại Việt Nam như xơ mướp, bồ hòn, bồ kết, vỏ bưởi,... là những lựa chọn quen thuộc để thương hiệu này tạo ra những sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc rất hiệu quả. Đặc biệt, Cỏ Mềm cũng là thương hiệu sử dụng nguồn sâm Lai Châu quý hiếm để phát triển trọn bộ sản phẩm chăm sóc da ngừa lão hóa tiên phong trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam.
Cỏ Mềm hợp tác trồng 2ha rừng giữ nước tại tỉnh Ninh Thuận
Khai thác và phát triển bền vững chính là hướng đi được các thương hiệu mỹ phẩm như Cỏ Mềm lựa chọn. Do đó, tận dụng những lợi thế về khí hậu, nguồn nước trên độ cao 1700 mét tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; Cỏ Mềm chủ động đầu tư công nghệ nhà màng để phát triển vùng trồng sâm Lai Châu, giúp bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt ngoài tự nhiên. Không chỉ vậy, Cỏ Mềm còn đồng hành cùng hoạt động trồng 2 héc-ta rừng giữ nước tại tỉnh Ninh Thuận, góp phần kiến tạo thêm màu xanh cho môi trường.
Các sản phẩm của Cỏ Mềm luôn hạn chế sử dụng hóa chất có hại cho sức khỏe và môi trường.
Ngoài ra, thương hiệu Cỏ Mềm còn có một hoạt động thường niên đó là dự án "Ngôi trường ước mơ", tài trợ hoàn toàn kinh phí xây dựng 8 điểm trường khang trang, an toàn cho các em nhỏ vùng cao tại Lai Châu, Thanh Hoá..., những khu vực người dân chưa có điều kiện tiếp cận sâu với giáo dục. Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, các sản phẩm sát khuẩn phòng dịch thiết thực bao gồm 20.000 chai nước rửa tay diệt khuẩn, 5000 bánh xà bông, 1000 chai gel rửa tay... cũng đã được Cỏ Mềm gấp rút gửi tặng cho người dân, bệnh viện, cơ sở y tế và Hội chữ thập đỏ Việt Nam, đồng thời đóng góp 200 triệu đồng vào quỹ Vaccine của Chính phủ. Những hoạt động này là minh chứng thiết thực nhất, cho đóng góp của Cỏ Mềm với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vinh danh thương hiệu có định hướng phát triển bền vững
Để ghi nhận cho những nỗ lực ứng dụng và phát triển thảo mộc, nét đẹp văn hoá của Việt Nam trong sự phát triển bền vững của Cỏ Mềm, ngày 03/8/2023 vừa qua, Diễn đàn Giao lưu Kinh tế – Văn hóa Việt Nam – Ấn Độ đã trao giải thưởng "Thương hiệu bản sắc Việt Nam, định vị giá trị toàn cầu" theo tiêu chí của UNESCO cho thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên này.
Bà Trịnh Đặng Thuận Thảo - đại diện Cỏ Mềm nhận giải thưởng tại New Delhi, Ấn Độ
Có thể thấy, các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước như Cỏ Mềm vẫn đang nỗ lực, tận dụng các ưu thế về nguồn nguyên liệu, nhân công cũng như sự thấu hiểu với khách hàng trong nước để giành được chỗ đứng trong thị trường làm đẹp đáng giá hàng tỷ USD. Nếu có thêm nhiều hỗ trợ từ cơ chế, chính sách, nguồn vốn, cũng như được ghi nhận cho những cống hiến đối với kinh tế, xã hội, mỹ phẩm thuần Việt chắc chắn sẽ còn vươn xa và hòa chung vào dòng chảy sôi động của thị trường mỹ phẩm thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!