Mụn trứng cá gắn liền tình trạng tăng tiết bã nhờn vì khi đó, cổ chân lông hẹp lại, dần tắc nghẽn, làm chất nhờn ứ đọng lại, kích thích vi khuẩn tăng sinh gây viêm tại chỗ và sinh ra mụn.
Thói quen nặn trứng cá làm lỗ chân lông bị giãn rộng, có thể hình thành nhân mới. Khi nhân ở sâu, nếu cố nặn sẽ dẫn đến phản ứng viêm xung quanh khiến da đỏ tấy lên.
Hơn nữa, tay hay dụng cụ không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn lây lan sang vùng bên cạnh, gây viêm, tạo thêm mụn nặng hơn, nếu có khỏi cũng để lại vết sẹo xấu hoặc vết thâm.
Điều trị mụn trứng cá cần tác động vào các nguyên nhân gây bệnh, giảm bài tiết chất bã, chống lại vi khuẩn, chống lại sừng hóa cổ tuyến bã, đặc biệt, lưu ý vệ sinh da đúng cách.
Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý không dùng thuốc trị mụn trứng cá theo sự mách bảo của người khác vì mỗi người có sự mẫn cảm khác nhau nên tùy từng trường hợp mà điều trị và hiệu quả khác nhau. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám, chẩn đoán, tư vấn điều trị phù hợp.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!