Chài được làm bằng lưới, chia thành nhiều nếp, miệng chài có thể bung tròn rộng khi quăng chài ra. Phía trên chài được gom túm lại và buộc vào đó sợi dây chắc chắn. Phía dưới dằn nhiều lòi tói nhỏ khắp quanh miệng chài. Người dân có thể mang chài trên vai, tay xách thêm chiếc giỏ tre rồi rảo quanh đồng trống hay bưng biền nước ngập. Theo kinh nghiệm, người làm nghề có thể đoán biết nơi nào có cá, tép để đánh bắt.
Khi muốn ăn con cá, con tôm, người dân miền Tây chỉ cần xách miệng chài ra sông một chút là có ăn, có khi còn thừa đem bán. Có những người chuyên sống nhờ vào nghề chài cá và họ thường là người nghèo, chỉ có chiếc xuồng và cái miệng chài. Nửa vốn liếng còn lại là đôi tay khỏe khoắn và một cơ thể giỏi chịu lạnh khi ngâm mình dưới nước.
Hiện tôm cá không còn nhiều như xưa nhưng sông nước vẫn còn sản vật đủ để người theo nghề hạ bạc sống đắp đổi qua ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!