Trái cây: Chế độ ăn uống hàng ngày của người bị bệnh tiểu đường nên có các loại trái cây tươi như táo, lê, các loại quả mọng, đu đủ và đào. Các loại trái cây này cung cấp carbs, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Rau: Người bị tiểu đường nên ăn các loại rau không tinh bột như các loại đậu, vì hầu hết các loại rau này chứa ít chất béo và nhiều chất xơ.
Ngũ cốc: Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc ít qua chế biến nhất như gạo nâu, hạt kê, lúa mì nguyên hạt và lúa mạch nguyên hạt.
Rau ăn lá xanh: Rau ăn lá xanh là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường. Rau chân vịt, cải xoăn và rau diếp là những loại rau tiêu biểu.
Bánh mì: Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn loại bánh mì trắng thông thường, thay vào đó nên ăn bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì ngũ cốc.
Yến mạch: Yến mạch ăn theo bất kỳ cách nào cũng đều tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Quả hạch: Các loại quả hạch như hạnh nhân, quả óc chó hay hồ đào rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Đồ uống: Trà hoặc cà phê không ngọt pha với sữa ít béo rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Nên tuyệt đối tránh xa các loại nước ngọt có ga.
Các món ăn nhẹ: Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn các món ăn nhẹ ở dạng nướng lò.
Chất béo: Dầu thực vật, xốt Mayonnaise ít béo, bơ không hydro hóa là những nguồn chất béo mà bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng.
Các sản phẩm từ sữa: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng các sản phẩm sữa ít béo mỗi ngày vì chúng cung cấp nhiều protein, khoáng chất và canxi. Thịt: Cần tránh ăn thịt đỏ. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các sản phẩm thịt ít béo khác ở dạng luộc, hấp hoặc nướng lò.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!