Nhân loại lần đầu tiên thành công “chạm vào mặt trời”

Mai Linh (theo Live Science)-Thứ bảy, ngày 18/12/2021 08:00 GMT+7

VTV.vn - Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA đã thành công lặn vào bầu khí quyển của mặt trời để lấy mẫu các hạt từ vành nhật hoa.

Ngày 14/12 vừa qua, theo thông báo từ các nhà khoa học tại cuộc họp thường niên của Liên minh Địa vật lý Mỹ (AGU), tàu thăm dò mặt trời Parker của NASA đã chính thức đi vào bầu khí quyển và "chạm vào” vầng hào quang rực rỡ” của mặt trời. Đây được cho là một trong những bước tiến tiên phong đánh dấu khám phá “không tưởng” của nền khoa học vũ trụ. 

Tại cuộc họp, các nhà khoa học cho biết, tàu thăm dò Mặt trời Parker, được phóng vào năm 2018, đã tiến hành bảy lần bay qua mặt trời trước khi lặn vào nhật hoa trong lần bay thứ tám vào ngày 28/4/2021. Nó đã thực hiện ba chuyến đi vào bầu khí quyển của mặt trời, một trong số đó kéo dài 5 giờ.  

Ở phần trên của bầu khí quyển mặt trời với sức nóng khổng lồ, nơi nhiệt độ trung bình khoảng 2 triệu độ F (1 triệu độ C) - nóng hơn bề mặt phát sáng của mặt trời, chỉ 10.000 độ F (5.500 C) - tàu vũ trụ đã thành công thu thập các hạt khí quyển trong một dụng cụ đặc biệt có tên là Solar Probe Cup. Bước tiến đột phá này đã khến Parker Solar Probe đạt được một thành tựu khoa học tương tự như hạ cánh lên mặt trăng. 

Nicola J. Fox, Giám đốc của Khoa Khoa học Heliophysics của NASA, bày tỏ: “Đây là điều mà các nhà khoa học đã cố gắng làm trong nhiều thập kỷ, tìm cách để khám phá những bí ẩn nằm trong vành nhật hoa của mặt trời. Cuối cùng thì chúng ta cũng đạt được nó. Nhân loại đã chạm được vào mặt trời”. 

Nhân loại lần đầu tiên thành công “chạm vào mặt trời” - Ảnh 1.

Khi đi vào bầu khí quyển của mặt trời, Parker Solar Probe di chuyển xung quanh mặt trời với vận tốc xấp xỉ 690.000 km/h. (Ảnh: Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins)

Không chỉ “chạm” vào mặt thời, Parker Solar Probe còn xác định được điểm Alfvén. Một vị trí giới hạn khi những hạt plasma bắn ra bị giữ lại bởi từ trường mặt trời. Các ước tính trước đây dựa trên hình ảnh từ xa của vành nhật hoa đã dự đoán rằng điểm Alfvén nằm bề mặt mặt trời khoảng 4,3 triệu đến 8,6 triệu dặm (6,9 triệu đến 13,8 triệu km). Tuy nhiên, điểm này đã được Parker phát hiện một cách rõ ràng vào ngày 28 tháng 4 là ở khoảng cách khoảng 8,1 triệu dặm (13 triệu km) so với mặt trời. 

Bên cạnh đó, những dữ liệu được Parker Solar Probe thu thập cũng giúp các nhà khoa học phát hiện ra gió mặt trời và pháo sáng mặt trời - những đợt phun trào bức xạ mặt trời nhanh chóng - có thể ảnh hưởng đến lưới điện và làm gián đoạn mạng lưới liên lạc trên trái đất. Nour Raouafi, nhà khoa học thuộc Dự án Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA và là nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins cho biết: “Bên cạnh thành tựu đi vào bầu khí quyển mặt trời, chuyến đi của chúng tôi đang ngày càng bộc lộ nhiều điều bất ngờ”. 

Dữ liệu do Parker Solar Probe thu thập được trong vành nhật hoa cho thấy những bí ẩn chưa từng được khai phá của mặt trời, điều này hứa hẹn sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các lực chuyển động tạo ra lượng năng lượng khổng lồ cung cấp năng lượng cho mặt trời và các ngôi sao khác. 

Bà Fox khẳng định: “Cột mốc quan trọng này là bước đầu tiên và quan trọng của Parker Solar Probe - một bước nhảy vọt khổng lồ cho khoa học năng lượng mặt trời”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước