Động thái của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã khiến những cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, liệu Trái đất có đang ấm lên như chúng ta nói hay không? Việc này sẽ gây ra hậu quả gì?
Theo nhà khí tượng học của CNN, 16 trong số 17 năm ấm nhất được ghi nhận thuộc khoảng thời gian từ năm 2000 trở về sau. Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Băng biển đang tan chảy nhiều hơn trong mùa hè nhưng không đông lại nhiều hơn trong mùa đông vì thời tiết đã ấm hơn ở vùng Siberi, Alaska, Bắc Cực. Thậm chí, việc một số vùng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy có thể thải ra khí metan, làm cho việc ấm lên trên toàn cầu trong tương lai càng trở nên tệ hơn.
Mật độ carbonic của Trái đất ở mức 180 - 300 TBM trong hơn 400.000 năm qua. Hiện mật độ carbonic đang ở mức hơn 400 TBM. Từ mức dưới bình thường vào những năm 1950, nay nhiệt độ đã tăng thêm trên 1oC so với mức nhiệt chuẩn.
Có ít bằng chứng rằng sẽ có thêm bão tố, lốc xoáy nhưng có những bằng chứng rõ ràng, Trái đất sẽ có thêm hạn hán và lũ lụt. Vùng ven biển chịu lũ lụt nặng nề nhất vì nước biển dâng. Một hậu quả khác là các đợt nóng. Sự nóng bức sẽ khiến số người tử vong trên toàn cầu nhiều hơn bao giờ hết, nhiệt độ có thể đạt gần 40oC ngày này qua ngày khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!