Thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn chứa đầy các chất hóa học có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, thay vì thực phẩm chế biến sẵn, hãy chọn các thực phẩm tươi như bông cải xanh, salad và hoa quả tươi.
Các sản phẩm từ sữa: Nếu bạn mới làm phẫu thuật ở vùng bụng, các sản phẩm từ sữa cần bị đưa vào danh sách đen. Các sản phẩm này làm tăng nguy cơ táo bón, gây áp lực lên vết mổ. Nếu bạn bị ho, sữa cũng khiến cho đờm đặc hơn.
Thực phẩm nhiều đường: Giống như sữa, các thực phẩm nhiều đường cũng có thể gây táo bón, làm tăng cảm giác đau và áp lực ở vết mổ. Bên cạnh đó, các món này cũng chứa rất ít giá trị dinh dưỡng.
Đồ uống có cồn: Rượu bia sẽ làm cản trở quá trình tái tạo da ở nơi sẹo mổ. Cồn còn làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự duy trì các tế bào.
Cà phê và các sản phẩm chứa caffeine: Dù caffeine là một chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích, bạn vẫn nên tránh xa chất này sau khi phẫu thuật. Uống quá nhiều caffeine sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết, khiến quá trình hồi phục kéo dài hơn.
Đồ ăn cay: Bất kì dạng phẫu thuật nào liên quan đến dạ dày, ruột, tiết niệu, người bệnh cần phải tránh xa đồ ăn cay trong giai đoạn hậu phẫu, bởi các món này có thể gây kích ứng, đầy hơi.
Thực phẩm giàu chất béo: Phẫu thuật bụng đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể ăn các thức ăn lỏng, nhạt và phải kiêng rất nhiều thực phẩm khác. Các món ăn nhanh giàu chất béo có thể gây đau đớn, tiêu chảy và đầy hơi.
Thịt đỏ: Tùy vào loại phẫu thuật, bạn có thể phải kiêng thịt đỏ vài tuần, thậm chí là vài tháng. Xương sụn và các sợi thịt có thể gây các vấn đề về dạ dày và táo bón, khiến cơn đau của bạn trở nên tệ hơn.
Ngũ cốc tinh chế: Nếu được bác sĩ cho phép, hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc tinh chế có thể thỏa mãn cơn đói của bạn, nhưng lại không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!