Gần đây, các nhà khảo cổ học đã mới tìm thấy hóa thạch của một chủng khủng long kỳ lạ. Loài sinh vật cổ đại này mang nhiều điểm chung với các loài chim thời hiện đại hơn so với chính các “họ hàng” khủng long khác.
Nghiên cứu về sinh vật này đã được công bố trên tạp chí Khoa học mở của Hiệp hội Hoàng gia Anh (The Royal Society Open Science journal). Loài khủng long lạ lẫm trên có tên là Oksoko avarsan. Chúng có hai ngón trên mỗi cẳng tay và hình dáng mỏ dài, không răng, tương tự như loài vẹt.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Gregory Funston, cho biết: “Oksoko avarsan là chủ đề rất thú vị. Các bộ xương được tìm thấy đều rất hoàn chỉnh, Bên cạnh đó, cách chúng nằm gần nhau và được bảo quản qua thời gian cho thấy, các cá thể thường đi lang thang theo nhóm cùng nhau”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Oksoko avarsan là động vật không lông và ăn tạp, sống cách đây khoảng 68 triệu năm. Mỗi cá thể có chiều dài khoảng 2m, tương đương với chiều dài của cổ hươu cao cổ. Chi tiết hai ngón tay trên mỗi chi là đặc điểm khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Theo họ, manh mối này có thể làm sáng tỏ sự tiến hóa của loài khủng long.
Tiến sĩ Funston chia sẻ: “Quan trọng hơn hết thảy, bàn tay có hai ngón của nó đã thúc đẩy chúng tôi quan sát kỹ về sự thay đổi của bàn tay và chi trước trong suốt quá trình phát triển của các loài chim. Vấn đề này chưa từng được nghiên cứu trước đây. Phát hiện trên đã hé lộ những xu hướng bất ngờ, mang vai trò quan trọng trong việc “giải đố” những câu hỏi về việc tại sao các loài chim ăn thịt lại rất đa dạng trước cuộc tuyệt chủng xóa sạch các loài khủng long”.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!