Loài khủng long này, tên khoa học là Ledumahadi mafube, nặng 12 tấn và cao khoảng 4m – khiến nó thành động vật trên đất liền lớn nhất sống trên Trái Đất 200 triệu năm trước.
Để đánh giá kích thước gây sửng sốt của nó, đó là gần gấp đôi kích thước một con voi châu Phi lớn!
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Witwatersrand đã phát hiện ra di cốt của loài khủng long này ở Tỉnh Free State của Nam Phi.
Một phần chân - Ảnh từ Tiến sĩ Pia Viglietti.
Các vòng phát triển cho thấy cá thể khủng long này đã tới tuổi trưởng thành - Ảnh từ Đại học Wits.
Phân tích tiết lộ rằng Ledumahadi mafube có họ hàng gần với khủng long chân thằn lằn, bao gồm Brontosaurus.
Ledumahadi mafube là loài đầu tiên trong số những khủng long chân thằn lằn khổng lồ thật sự thuộc kỷ Jurassic - Ảnh từ Đại học Wits.
Tiến sĩ Blair McPhee, chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết: “Điều đầu tiên khiến tôi ngạc nhiên về loài động vật này là độ cứng đáng kinh ngạc của các xương chi. Nó có cùng kích cỡ với loài khủng long chân thằn lằn khổng lồ, nhưng trong khi tay và chân của những động vật này thường khá mảnh khảnh, tay và chân của Ledumahadi lại dày đến khó tin. Với tôi, điều này cho thấy rằng con đường tiến tới sự khổng lồ ở khủng long chân thằn lằn không hề dễ dàng, và cách mà những động vật này xử lý các vấn đề thông thường trong cuộc sống, ví dụ như ăn và di chuyển, năng động trong nhóm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đó”.
Các nhà nghiên cứu đã đo kích thước chân và tay, cho thấy rằng Ledumahadi đi trên cả bốn chi.
Trong khi đó, một bản phân tích mô xương hóa thạch tiết lộ rằng khi chết,cá thể khủng long này đã trưởng thành.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!