Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn

Lê Cường-Chủ nhật, ngày 12/02/2017 00:22 GMT+7

VTV.vn - Vào Rằm tháng Giêng, người dân từ ngàn đời xưa có truyền thống đi lễ tại 4 ngôi đền linh thiêng nhất Hà Nội - Thăng Long Tứ Trấn.

Từ ngàn đời xưa vào những ngày đầu xuân, người Hà Nội luôn có truyền thống đi lễ ở 4 ngôi đền linh thiêng nhất thủ đô là Thăng Long Tứ Trấn. Nơi đây thờ các vị thần trấn giữ giúp cho mảnh đất kinh đô bình yên và người dân sống no ấm.

Trấn Nam là đền Kim Liên. Trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn - một nhân vật trong Điện thần Việt cổ ghi theo văn bản cổ nhất năm 1510 có tên là "Cao Sơn Đại Vương Thần Từ".

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 1.

Đền được xây dựng từ thời vua Lý Công Uẩn

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 2.

Nghi ngút khói hương tại Trấn Nam Thăng Long ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 3.

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 4.

Các kiệu rước trong đền Kim Liên

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 5.

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 6.

Đền có 2 sân rộng là sân thượng và sân hạ

Trấn Bắc là đền Quán Thánh nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây (đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây). Đền còn được gọi là Trấn Vũ Quan, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ - trấn hướng Bắc của kinh thành Thăng Long.

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 7.

Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 8.

Đền Quán Thánh được xây dựng theo kiểu kiến trúc Trung Quốc, bao gồm: tam quan, sân, ba lớp nhà tiền đế, trung đế, hậu cung

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 9.

Đền Quán Thánh là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay

Trấn Đông là đền Bạch Mã phố Hàng Buồm. Đền thờ thần Long Đỗ - Quảng lợi Bạch Mã đại vương. Tương truyền, khi vua Lý Công Uẩn đắp thành nhiều lần bị sụp đổ, vua cho người cầu khấn ở đền Long Đỗ thì thấy một ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới bền vững. Thần Long Đỗ được vua phong làm Thành Hoàng kinh thành Thăng Long. Xưa kia, đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 10.

Thần Bạch Mã được thờ trong đền

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 11.

Ngày Rằm tháng Giêng đông đảo người dân đến lễ

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 12.

Trấn Tây là đền Voi Phục, còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang, thờ thần Linh Lang Đại Vương. Đền nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ.

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 13.

Đền được lập từ thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) thờ hoàng tử Linh Lang

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 14.

Cảnh người dân lễ tại đền Voi Phục ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng đi lễ Thăng Long Tứ Trấn - Ảnh 16.

Những người đến lễ, công đức cho đền được nhận bao diêm với ý nghĩa may mắn, sáng sủa cho năm mới

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước