Theo một nhà nghiên cứu thuộc đại học Villanova, một hành tinh được ví như "Siêu Trái Đất khổng lồ", với trọng lượng lớn hơn Trái Đất nhưng nhỏ hơn Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, nằm cách chúng ta 6 năm ánh sáng có thể có sự sống.
Hành tinh này được gọi là Barnard b, quay xung quanh một hành tinh "già" màu đỏ với cái tên là Barnard's Star, đã không còn khả năng tạo ra đủ nhiệt vì "tuổi thọ" quá lớn. Do đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt hành tinh này được cho là vào khoảng 150oC, tương tự như mặt trăng Europa của sao Mộc.
Tuy nhiên, hành tinh này có phần lõi kim loại nóng, kết hợp với hoạt động địa nhiệt mạnh mẽ có thể tạo ra đủ nhiệt để duy trì các dạng sống nguyên thủy nằm sâu bên dưới bề mặt.
Theo Edward Guinan, một nhà vật lý thiên văn từ Villanova cho biết: "Hệ thống sưởi địa nhiệt có thể hỗ trợ những nơi có sự sống dưới bề mặt của nó, gần giống với các hồ dưới mặt đất được tìm thấy ở Nam Cực".
Điều mà các nhà khoa học đang nghi vấn là liệu thực sự có nước trên hành tinh hay không, thứ được cho là rất cần thiết để duy trì sự sống.
"Barnard's Star đã được radar của chúng tôi theo dõi trong một thời gian dài" - ông Guinan cho biết. Với 9 tỷ năm tuổi, hành tinh này "già" gấp đôi so mặt trời với 4,6 tỷ năm.
"Vũ trụ đã tạo ra các hành tinh có kích thước giống Trái đất lâu hơn chúng ta, mà trong đó chính là Mặt trời vốn đã tồn tại từ lâu", nhà khoa học Guinan cho biết.
Theo Daily Mail đưa tin, Barnard's Star là hệ thống gần mặt trời thứ hai chỉ sau Alpha Centauri với khoảng cách 4 năm ánh sáng. Sự tồn tại của Barnard b đã được xác nhận sau 2 thập kỷ quan sát bằng cách sử dụng nhiều loại thiết bị và kính thiên văn.
Tuy nhiên, đáng tiếc là ngay cả những loại kính viễn vọng hiện đại nhất cũng không thể ghi lại trực tiếp hình ảnh của một hành tinh nằm ở xa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!