T. H (Theo Daily Mail)-Thứ tư, ngày 30/09/2015 19:22 GMT+7
Thư viện Quốc hội ở Washington DC được thành lập năm 1800 và có hơn 160 triệu đầu sách chứa trên các kệ, với tổng chiều dài là 1.300km.
Thư viện Stadtbibliothek Stuttgart ở Đức thành lập từ năm 1965 với thiết kế tối giản nhưng cực kì hiện đại.
Thư viện nhà dòng lớn
nhất thế giới thuộc về thư viện Admont Benedictine Monastery ở Áo với khoảng 200.000 quyển sách được xếp ngay ngắn trong các sảnh lớn tuyệt đẹp.
Với thiết kế mái vòm theo phong cách La Mã, thư viện của trường Đại học Nghệ thuật Tama là một địa điểm lí tưởng cho những người đọc sách tận hưởng thời gian rảnh rỗi trong khoảng không gian đẹp và tĩnh lặng.
Thư viện Clementinum ở Cộng hòa Czech có phần nội thất lộng lẫy với hoa văn mạ vàng được chạm khắc và bức bích họa khổng lồ trên trần nhà.
Căn phòng có chiều dài 86m của thư viện trường Đại học Trinity danh tiếng ở Dublin được xây dựng từ năm 1712 đến năm 1732. Đến những năm 1850, thư viện này được cấp phép lưu trữ những bản sao miễn phí của tất cả các quyển sách được xuất bản ở Ireland và Anh.
Thư viện Quốc gia Áo là một di sản được UNESCO bảo vệ. Thư viện có những công trình sử dụng vàng ròng và đá cẩm thạch.
Thành phố Mexico vừa cho thư viện Biblioteca Vasconcelos hoạt động trở lại. Đây một trong những thư viện đã được số hóa điển hình của thế giới.
Thư viện 6 tầng Baltimore George Peabody là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới, chứa 300.000 đầu sách có niên đại từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19.
Giành ngôi vị thư viện
sang trọng nhất chính là thư viện Wiblingen Abbey. Thư viện nhà dòng có từ thế kỉ 18 này mang phong cách Rococo với điểm nhấn là vàng và các bức tượng.
Thư viện cộng đồng New York mất tận 12 năm xây dựng.
Thư viện sách quý Thomas Fisher nằm trong khuôn viên trường Đại họcToronto với điểm nhấn là bộ sưu tập sách quý và ấn phẩm viết tay cực đồ sộ của Canada.
Nằm bên trong đại học Coimbra, Bồ Đào Nha là thư viện có phong cách Baroque đậm chất quý tộc xưa với những bức tường được lắp dãy kệ gỗ hai tầng rất đẹp.
Được xây dựng từ năm 1712 đến 1732, phòng đọc lớn của thư viện trường Đại học Trinity chứa hơn 200.000 quyển sách cũ có giá trị.
Thư viện sách hiếm Beinecke ở đại học Yale chứa những bản in đầu tiên của nhiều sách quý và bản viết tay, được lưu trữ và bảo quản cẩn thận trong một mạng lưới kệ sách bằng kính hiện đại. (Nguồn: Daily Mail)
Hội trường Thần học bên trong thư viện Strahov ở Prague có thể làm bất cứ ai choáng ngợp vì sự lộng lẫy.
Phòng đọc lấy cảm hứng từ trường Hogwarts
(bộ phim
Harry Potter) ở thư viện Suzzallo thuộc trường Đại học Washington.
Thư viện của trường đại học Salamanca ở Tây Ban Nha chứa một lượng sách khá khủng – gần 906.000 quyển.
Nằm ở thành phố Manchester, thư viện John Rylands mang đậm phong cách Gothic, được mở từ ngày 1/1/1900.
Thư viện quốc gia Pháp - Bibliotheque Sainte-Genevieve tọa lạc ở Paris, là một công trình của kiến trúc sư Henri Labrouste từ năm 1851, nổi bật với cả một biển đèn sáng trưng, lan can sắt và trần nhà hình vòm.
Thư viện nhà dòng ở cung điện quốc gia Mafra chứa một số sách khá khiêm tốn so với những thư viện còn lại – chỉ 36.000 quyển – nhưng đã được lưu trữ từ rất lâu.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!