Tác hại nghiêm trọng của thói quen sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Mai Linh (theo Foxnews)-Thứ năm, ngày 29/12/2022 11:16 GMT+7

Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu (Ảnh: iStock)

VTV.vn - Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu cảnh báo về tác hại nghiêm trọng của thói quen sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.

Việc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh phổ biến đến mức nào?

Gần đây, các chuyên gia y tế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động bất lợi mà việc đi vệ sinh lâu gây ra cho cơ thể. Theo đó, các thiết bị di động có thể gây ra tình trạng đi vệ sinh ngắt quãng làm kéo thời gian đi vệ sinh hơn so với thông thường.

Hai cuộc khảo sát mới đây tại Mỹ về thói quen sử dụng điện thoại di động riêng biệt cho thấy cứ 10 người thì có 7 người sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.

Một cuộc khảo sát của NordVPN từ tháng 3 năm 2022 cho biết 70,8% người Mỹ thừa nhận đã sử dụng điện thoại thông minh của họ khi đi vệ sinh, theo một báo cáo mà công ty mạng riêng ảo toàn cầu công bố. Con số đó được cho là đã tăng lên 9 trên 10 (93%) khi các nhà nghiên cứu xem xét những người trả lời khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 29.

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh có những ảnh hưởng gì?

Việc vừa ngồi trong nhà vệ sinh vừa lướt điện thoại di động có thể làm kéo dài thời gian đi vệ sinh. Từ đó sẽ dẫn tới một số các tình trạng xấu sau:

1. Nguy cơ mắc bệnh trĩ

Tiến sĩ Aleece Fosnight, bác sĩ tiết niệu tại Aeroflow Urology, một công ty cung cấp ống thông và kiểm soát bàng quang ở Hạt Buncombe, Bắc Carolina, cho biết việc điện thoại và các thiết bị giải trí tương tự có thể khiến cho con người không tập trung vào việc đi vệ sinh và kéo dài thời gian hơn.

 “Chúng sẽ đánh lạc hướng bộ não của bạn khỏi việc bạn đang cần đi vệ sinh” - Theo Fosnight phân tích. 

Ông cũng cho biết thêm: “Ngồi trong nhà vệ sinh lâu thường xuyên có thể dẫn đến áp lực quá mức lên các cơ quan vùng chậu, gây ra bệnh trĩ, rối loạn chức năng bài tiết và nguy cơ sa tĩnh mạch hậu môn”.

“Bởi vì bệ ngồi toilet có một cái lỗ nên đáy chậu không có điểm tựa và điều này khiến trực tràng hạ xuống thấp hơn cơ mông. Khi quá trình này xảy ra, trọng lực tác động và máu bắt đầu tích tụ ở phần thấp nhất của cơ thể - trực tràng. Khi máu tụ lại ở khu vực này, các mạch máu giãn ra và cục máu đông có thể hình thành, khiến bạn ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ”.

Việc cố gắng đi vệ sinh khi đã có bệnh trĩ có thể gây căng thẳng cho các mạch máu vốn đã giãn nở, làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

2. Nguy cơ gây táo bón

Táo bón - tình trạng gây khó khăn cho việc đi tiêu, là một tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi đi vệ sinh trong thời gian dài.

Fosnight cho biết: “Về mặt tiêu hóa, táo bón xảy ra do bị tắc nghẽn đường ra khi không tập trung vào nhu cầu của cơ thể. Lúc này, cơ vòng trực tràng không được thư giãn nên chất thải không được đẩy ra ngoài”.

Ông cũng cảnh báo rằng: "Áp lực tăng thêm lên các mấu lồi của bạn (xương hình chữ V ở đáy xương chậu) có thể gây tê bộ phận sinh dục, chân và bàn chân, đặc biệt nếu bàn chân của bạn không đặt trên sàn".

3. Các vấn đề về xương

Tiến sĩ Grant Radermacher, bác sĩ chỉnh hình tại Ascent Chiropractic có trụ sở tại Brookfield, Wisconsin, nói rằng thời gian ngồi trên bồn vệ sinh lâu có thể gây tổn hại cho cơ, xương, khớp và mô liên kết. Theo ông, ngồi trong thời gian dài dẫn đến tì đè gây đau vùng mông hoặc xương chậu.

Nên đi vệ sinh trong bao lâu?

Thời gian đi vệ sinh được đề xuất khác nhau tùy theo từng chuyên gia, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng thời gian ngồi trong nhà vệ sinh không nên dài quá vài phút.

Fosnight nói  rằng mọi người không nên "vội vã đi vệ sinh" vì làm như vậy có thể "gây rối loạn chức năng bài tiết", bao gồm cả cảm giác cấp bách và tần suất tăng lên. Tuy nhiên, ông ấy cũng khuyên bạn nên giới hạn thời gian đi vệ sinh không quá 8 đến 10 phút.

Nói chung, các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên để thiết bị di động, báo và sách bên ngoài nhà vệ sinh, để việc làm rỗng bàng quang và đại tiện có thể được thực hiện mà không bị phân tâm từ đó không ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi chúng ta.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước